Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy, khi thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, nhiều ý kiến ĐBQH tán thành việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành), nhưng chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề nhất định, trả tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm giờ và khống chế số giờ làm thêm tối đa theo tháng. Một số ý kiến ĐBQH tán thành với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Về các vấn đề xã hội và cho rằng nên cân nhắc kỹ vấn đề này để phù hợp với điều kiện làm việc, sức khỏe và thời giờ làm việc của NLĐ Việt Nam.

Đại biểu phát biểu tại cuộc họp
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, mặc dù trên thực tế nhu cầu làm thêm giờ là có thật, từ phía NLĐ bản chất là do tiền lương và thu nhập chưa bảo đảm trang trải cuộc sống, còn từ phía người SDLĐ là do nhu cầu sản xuất kinh doanh và tùy theo từng thời điểm. Bộ luật hiện hành đã quy định nguyên tắc thỏa thuận khi làm thêm giờ, nhưng việc thực hiện rất khó khăn, hạn chế, tình trạng vi phạm về thời giờ làm thêm khá phổ biến. Mặt khác, việc kéo dài thời giờ làm thêm là đi ngược lại với xu hướng tiến bộ, khi trình độ công nghệ ngày càng phát triển, trình độ quản trị DN hiệu quả hơn, tay nghề NLĐ được nâng lên thì năng suất lao động, giá trị sản phẩm tăng lên, thời giờ làm việc sẽ giảm xuống để bảo đảm sức khỏe và cải thiện đời sống của NLĐ.
Vì vậy, cơ quan thẩm tra cho rằng, việc mở rộng khung thời gian làm thêm giờ tối đa trong trường hợp đặc biệt là 400 giờ/năm, gấp 2 lần tổng số giờ làm thêm tối đa trong trường hợp bình thường đã được luật định (200 giờ/năm) và bằng 50 ngày làm việc bình thường (8 giờ/ngày). Đây là vấn đề mà cơ quan soạn thảo cần có giải trình thấu đáo, nhất là về mối quan hệ với thời giờ làm việc thực tế, tiền lương thực tế, hiệu quả, năng suất lao động và giải quyết việc làm... Bên cạnh đó, việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế, có thể dẫn đến tình trạng DN lợi dụng thời giờ làm thêm để khai thác sức lao động, dẫn đến NLĐ sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.
Do đó, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị, vấn đề này cần phải được cơ quan soạn thảo tiếp tục làm rõ thêm và việc quy định thời gian làm thêm giờ phải theo hướng đảm bảo chặt chẽ, giới hạn trong một số trường hợp và đối với một số ngành nghề, công việc nhất định. Đồng thời, phải bảo đảm các nguyên tắc: Phải có sự thỏa thuận giữa người SDLĐ và NLĐ; áp dụng tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm giờ; bổ sung quy định khống chế giờ làm thêm tối đa theo tháng và phải có cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát đảm bảo sự tuân thủ quy định về thời gian làm thêm giờ, tránh để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về làm thêm giờ như hiện nay.
Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, sửa đổi Bộ luật Lao động là vấn đề lớn, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến NLĐ. Do đó, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến tâm tư nguyện vọng của NLĐ, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội và dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Hiện còn nhiều vấn đề lớn trong dự luật chưa được làm rõ, nên cần tham vấn, xin ý kiến nhân dân, đặc biệt là về vấn đề tăng giờ làm thêm. Bởi, trong bối cảnh hiện nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật và trình độ công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề lao động nâng lên, trình độ quản lý tốt hơn, thì không có lý gì phải tăng giờ làm thêm. “Việc tăng giờ làm là cần thiết, nhưng không phải là vấn đề phổ biến. Tăng giờ làm thêm chỉ nên để phục vụ trong đợt thi đua đột xuất, trong thời điểm nhất định, còn nếu “ke” tăng giờ làm ngay từ đầu thì không được”- Phó Chủ tịch Đỗ Bá Tỵ nói.
Cũng băn khoăn về việc mở rộng khung thời giờ làm thêm tối đa, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề nghị làm rõ lý do tại sao phải mở rộng lên gấp đôi? Theo bà Hải, nhu cầu làm thêm giờ là nhu cầu từ hai phía, nhưng nếu phân tích, đánh giá kỹ, thì nhu cầu này làm lợi cho giới chủ nhiều hơn...
Dưới góc độ khác, ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ủng hộ đề xuất mở rộng khung thời gian làm thêm giờ tối đa trong trường hợp đặc biệt là 400 giờ/năm. Bởi điều này rất quan trọng với những ngành sử dụng nhiều lao động, những ngành hướng về xuất khẩu. Thế nhưng, về tiền lương làm thêm giờ, thì ông Lộc đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành, với lý do “tăng tiền lương lũy tiến theo giờ dẫn đến tăng chi phí cho DN, khiến DN không thể gánh được”.
VT (Bao hiem xa hoi)
.jpg)
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Trang
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Các pháp nhân phi thương mại Khác so với pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhậu thì pháp nhân phi thương mại... |
Thành lập doanh nghiệp năm 2019 Bạn muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh? Bạn muốn thành lập thêm doanh nghiệp/công ty để phục vụ hoạt... |
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH Chi nhánh là một phần của công ty, mặc dù được phép tiến hành hoạt động kinh doanh, được xuất hóa... |
Thời hạn sử dụng mẫu dấu của công ty là bao lâu? Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang băn khoăn trong việc thay đổi mẫu dấu, con dấu của công ty... |