Ngày nay các doanh nghiệp thành lập ngày càng nhiều,
nhà nước cũng thu được một khoản thuế lớn từ các doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh
đó thì vẫn còn những hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Và câu hỏi đặt ra là có
hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế nào? Sau đây là phần tư vấn của
chúng tôi về vấn đề này.

Luật Hồng Thái
Căn cứ pháp lí:
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Thông tư 166/2013/TT-BTC;
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế
“ Xử phạt vi phạm hành chính” theo quy định tại Luật xử
lí vi phạm hành chính năm 2012 được hiểu là hành vi của người có thẩm quyền xử
phạt, theo đó họ thực hiện việc áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả đối với một cá nhan, tổ chức khi có hành vi vi phạm hành chính.
Còn “Vi phạm hành chính” được hiểu là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về
quản lí nhà nước, thuộc phạm vi áp dụng của các quy định của pháp luật về xử phạt
hành chính và đây là hành vi có lỗi của cá nhân nhưng chưa đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Xử lí vi phạm trong lĩnh vực thuế là việc cơ quan có
thẩm quyền vận dụng các quy định của pháp luật về thuế, từ đó áp dụng các hình
thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực về thuế. Đối tượng bị xử phạt hành chính về
lĩnh vực thuế không chỉ là cá nhân, mà còn có thể là tổ chức tín dụng, hoặc tổ
chức khác có hành vi vi phạm về thuế (được quy định tại Thông tư
166/2013/TT-BTC).
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thường
được thể hiện như sau:
- Đối với người nộp thuế, thường thể hiện ở các hành
vi vi phạm quy định về thủ tục về thuế như chậm trong việc nộp thuế, kê khai
thuế, kê khai không đầy đủ, không đúng trong hồ sơ khai thuế,..; hành vi vi phạm
trong quá trình nộp thuế như trốn thuế, gian lận thuế;….
- Đối với tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân
khác thường thể hiện ở hành vi thông đồng, bao che cho người nộp thuế trốn thuế,
gian lận thuế; chống đối các quyết định hành chính về thuế; cung cấp không đầy
đủ thông tin người nộp thuế cho cơ quan có thẩm quyền quản lí thuế….
Nguyên tắc chung trong xử lí vi phạm hành chính về thuế
Nguyên tắc chung trong xử lí vi phạm hành chính về thuế được quy định tại Điều 2 Thông tư
166/2013/TT-BTC, trong đó có đề cập một số nguyên tắc đáng lưu ý sau:
–
Mọi hành vi vi phạm khi được phát hiện đều phải được kịp thời ngăn chặn, xử lý
và khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật.
–
Chỉ được xử phạt một lần đối với một hành vi vi phạm hành chính.
–
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trước khi áp dụng
quyết định xử phạt, phải có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm của mỗi cá
nhân, tổ chức vi phạm.
–
Một người khi bị phát hiện thì có nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế, hoặc
thực hiện hành vi nhiều lần thì khi xử phạt sẽ áp dụng theo từng hành vi phạm.
–
Mức phạt tiền áp dụng với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về thuế luôn được
xác định bằng 1/2 mức phạt tiền áp dụng với tổ chức thực hiện hành vi này, trừ
trường hợp phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số tiền thuế phải nộp.

Luật Hilap
Các hình thức xử phạt hành chính về thuế?
Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm
hành chính năm 2012, Thông tư 166/2013/TT-BTC thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính về thuế có thể căn cứ theo quy định của pháp luật, để áp dụng
các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế. Cụ thể, căn cứ theo
quy định tại Điều 6 Thông tư 166/2013/TT-BTC, hiện nay, có các hình thức xử phạt
vi phạm hành chính về thuế sẽ được xác định gồm các hình thức sau: Phạt cảnh
cáo, hoặc phạt tiền.
* Phạt cảnh cáo
Hình
phạt cảnh cáo được áp dụng đối với những hành vi vi phạm thủ tục thuế không
nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và trong quy định của pháp luật về nội dung
xử phạt đối với hành vi vi phạm này có quy định về hình thức xử phạt cảnh cáo.
Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo phải thể hiện bằng văn bản.
Thông tư 166/2013/TT-BTC thì hình thức xử phạt cảnh
cáo được áp dụng đối với những hành vi vi phạm sau:
- Áp dụng với hành vi nộp hồ sơ đăng
ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan
thuế quá thời hạn phải nộp từ 01 đến 10 ngày mà người vi phạm có nhiều tình tiết
giảm nhẹ (căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 166/2013/TT-BTC).
-
Áp dụng với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày mà người
vi phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ (theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư
166/2013/TT-BTC).
Phạt
tiền
Về
vấn đề áp dụng hình thức phạt tiền, thì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6
Thông tư 166/2013/TT-BTC, mức phạt tiền được xác định theo từng hành vi vi phạm
cụ thể, mức độ vi phạm để xác định. Tuy nhiên, có thể phân thành các nhóm hành
vi như sau:
* Đối với hành vi vi phạm về thủ tục
thuế:
-
Mức phạt tiền tuyệt đối tối đa có thể áp dụng được xác định không quá 200 triệu
đồng nếu là tổ chức nộp thuế có hành vi vi phạm; không quá 100 triệu đồng đối với
cá nhân nộp thuế vi phạm.
Trong
đó, lưu ý, nội dung quy định về mức tiền xử phạt hành chính đối với hành vi chậm
nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế, chậm thông báo thay đổi thông
tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định; hay hành vi khai không đầy
đủ nội dung trong hồ sơ thuế; vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan
đến nghĩa vụ thuế, về việc chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế
về thuế được quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10, 11 Thông tư 166/2013/TT-BTC được
xác định là mức phạt quy định đối với tổ chức có hành vi vi phạm. Nhưng nếu những
hành vi vi phạm pháp luật về thuế nêu trên do cá nhân trực tiếp thực hiện thì mức
tiền phạt được xác định là 1/2 mức phạt tiền của tổ chức. Trong đó hộ gia đình
sẽ được tính như là cá nhân, chịu mức phạt tiền áp dụng như với cá nhân chứ
không áp dụng mức của tổ chức.
Về
mặt nguyên tắc, khi quy định về mức phạt tiền trong việc xử phạt vi phạm hành
chính nói chung, và xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế nói riêng thì pháp
luật thường quy định theo khung phạt tiền với cách thể hiện là mức tiền phạt tối
đa đến mức tiền phạt tối thiểu (ví dụ từ 100.000 đồng – 300.000 đồng).
Nhưng
khi thực hiện việc xác định mức phạt tiền cụ thể áp dụng trên thực tế với một
hành vi vi phạm thường được tính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy
định áp dụng với hành vi đó, và được tính bằng công thức:
Mức
tiền phạt cụ thể của một hành vi = (mức tiền phạt tối thiểu + mức tiền phạt tối
đa của khung phạt tiền)/2.
Trong
việc xác định mức tiền phạt, sẽ cần xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
trách nhiệm hành chính của người thực hiện hành vi vi phạm này.
+
Theo đó, cứ một tình tiết giảm nhẹ sẽ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Sau khi đã giảm trừ hết các tình tiết tăng nặng mà khi xem xét người thực hiện
hành vi vi phạm còn nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì họ sẽ được giảm nhẹ mức tiền
phạt phải nộp, nhưng mức tiền phạt phải nộp sau khi giảm không được ít hơn mức
tối thiểu của khung phạt tiền. Nếu còn tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt được
áp dụng cho người có hành vi vi phạm không còn là mức trung bình của khung tiền
phạt nữa mà có thể tăng lên, nhưng mức phạt tiền phải nộp của người vi phạm
cũng không được quá mức tối đa của khung phạt tiền.
+ Trong
đó, cứ mỗi tình tiết tăng nặng thì bị tính tăng 20% mức phạt trung bình của
khung hình phạt, còn mỗi tình tiết giảm nhẹ thì sẽ được giảm 20% mức phạt trung
bình của khung hình phạt.
* Đối
với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức tín dụng:
Đối
với hành vi vi phạm hành chính của các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực thuế thì
mức phạt tiền được xác định bằng số tiền tương ứng không trích nộp vào tài khoản
của ngân sách Nhà nước.
Có
thể thấy, cá nhân, tổ chức hoặc hộ gia đình nộp thuế khi có hành vi vi phạm
hành chính về thuế mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đều có
thể bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Việc áp dụng hình thức
nào phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trên
đây là những tư vấn của chúng tôi về những vấn đề trên. Hy vọng rằng sự tư vấn
của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những
vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng
Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật
19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng,
Thanh Xuân).
Hồng Nhung
Trân
trọng cảm ơn!
Bạn
cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: