Hiện nay, Việt Nam là một trong những thị trường nhượng quyền phát triển mạnh nhất trong khu vực cũng như trên thế giới. Đẩy mạnh mở rộng thị trường thông qua hình thức nhượng quyền giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như đảm bảo doanh thu ổn định cho bên nhượng quyền; đồng thời, bên nhượng quyền cũng được chuyển giao phương thức kinh doanh và được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Đây có thể xem là phương án có lợi cho cả đôi bên. Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại với đối tác tại Việt Nam. Để giúp các nhà đầu tư nước ngoài có một cái nhìn tổng quát về trình tự, thủ tục nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp xin được tư vấn như sau:
Văn bản pháp luật liên quan:
Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại;
Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Điều kiện nhượng quyền thương mại vào Việt Nam:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm;
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh được nhượng quyền không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
- Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có để điều kiện kinh doanh.
Bước 1: Đăn gkys hoạt động nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2005/NĐ-CP thì bên nhượng quyền nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu văn bản bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ;
- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
Nơi nộp hồ sơ: Bộ công thương.
Trình tự thủ tục:
Bộ công thương tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì ghi giấy biên nhận cho thương nhân. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng tối đa 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, BỘ Công thương sẽ thông báo bằng văn bản thương nhân sửa chữa, bổ sung hồ sơ. Thương nhân đăng ký có quyền yêu cầu Bộ CÔng thương giải thích những yêu cầu đó và Bộ Công thương có trách nhiệm trả lời.
Trong vòng năm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, BỘ CÔng thương có trách nhiệm vào số hoạt động thương mại và thông báo cho thương nhân biết. Trong trường hợp từ chối đăng ký, Bộ công thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hình thức: Văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Nội dung: Các bên tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, Hợp đồng có thể có các nội dung chính như sau:
- Nội dung của quyền thương mại;
- Quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền;
- Quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền;
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán;
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Luật áp dụng: Theo quy định trên thì các bên có thể chọn luật áp dụng là Luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài tùy theo sự thỏa thuận của các bên.