Chế độ tử tuất là một
trong những chế độ của bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy nhiều người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa nắm
rõ về chế độ tử tuất. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin
được phân tích điều kiện, mức hưởng, hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ tử tuất như
sau:
Khi
người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hay người đang hưởng chế độ hưu trí mà
bị mất thì thân nhân của những người này sẽ được nhận trợ cấp mai táng phí cộng
thêm một khoản trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng. Theo đó, để
được hưởng các khoản trợ cấp này thì người lao động cần phải đáp ứng các điều
kiện nhất định. Theo đó, Căn cứ theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
+
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc mà đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời
gian đóng bảo hiểm xã hội mà có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.
+
Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội mà bị chết do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
+
Người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hằng tháng đã nghỉ việc mà bị chết thì được hưởng trợ cấp mai táng phí.
Như
vậy, nếu người lao động đáp ứng được một trong các điều kiện theo quy định
của Luật Bảo hiểm xã hộithì
được nhận trợ cấp mai táng phí. Mức hưởng trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức
lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
Căn
cứ theo Điều 3, Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định về mức
lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có quy
định: “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, mức lương cơ sở là 1.390.000
đồng/tháng”. Như vậy, mức hưởng trợ cấp mai táng phí cho thân nhân người
tham gia bảo hiểm xã hội là 13.900.000 đồng.
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Điều kiện hưởng chế độ tử tuất
* Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng:
Những người sau đây khi chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng:
- Người lao động là công dân Việt Nam và người lao động là công
dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
từ đủ 12 tháng trở lên;
- Người lao động là công dân Việt Nam và người lao động là công
dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp;
- Người lao động là công dân Việt Nam có thời gian đóng bảo hiểm
xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên hoặc có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở
lên.
* Điều kiện đối với người lao động để giải quyết trợ cấp tuất hằng
tháng:
Những người sau đây khi chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
thì thân nhân thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
- Người là công dân Việt Nam và người là công dân nước ngoài làm
việc tại Việt Nam đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên nhưng chưa
được hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
- Người là công dân Việt Nam và người là công dân nước ngoài làm
việc tại Việt Nam chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong
thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
* Điều kiện thân nhân thuộc diện giải quyết trợ cấp tuất hằng
tháng:
Thân nhân của những người trên không có thu nhập hoặc có thu
nhập hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở được hưởng trợ cấp hằng tháng bao gồm:
- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm
khả năng lao động lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà
người mẹ đang mang thai;
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ
dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của
vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo
hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân
và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối
với nữ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của
vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo
hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân
và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
* Điều kiện giải quyết trợ cấp tuất một lần:
- Người lao động là công dân Việt Nam và người lao động là công
dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chết không thuộc các
trường hợp được giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng;
- Người lao động là công dân Việt Nam đang tham gia hoặc đang
bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chết;
- Người lao động công dân Việt Nam và người lao động là công dân
nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc trường hợp được giải quyết trợ cấp hằng tháng
nhưng không có thân nhân hưởng tiền trợ cấp hằng tháng theo quy định;
- Thân nhân thuộc diện được hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy
định nhưng có nguyện vọng hưởng trợ cấp một lần, trừ trường hợp con dưới 06
tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
chết mà có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng nhưng không cư trú ở
Việt Nam.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động bảo lưu
thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết
thì thân nhân của họ nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong
thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ
thân nhân của người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định
cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan
bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của
người lao động.
Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thành phần hồ sơ
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã
chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Tờ khai của thân nhân và biên bản họp
của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn
hưởng trợ cấp tuất một lần;
- Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị
tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản
tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ
tai nạn giao thông theo quy định; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối
với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả
năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Giấy tờ của thân nhân người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt
Nam do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được dịch ra Tiếng Việt và chứng thực
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L