M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp
nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm
soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều
doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh
nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới.
Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền
và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì
lợi ích chung.
Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại
những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân
cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được
mua.
Những thương vụ M&A đều
nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị
sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường
đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh
doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh
không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…Các hình thức thực hiện M&A phổ biến gồm: góp
vốn trực tiếp vào doanh nghiệp; mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần. Ngoài ra còn
có: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp và chia; tách doanh nghiệp.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Những năm gần đây những thương vụ M&A ở Việt Nam ngày càng có xu hướng phát triển với những thương vụ hàng trăm, nghìn tỷ đồng diễn ra dưới hình thức mua lại, sáp nhập vào một doanh nghiệp nào đó. Có thể nói đây là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, dựa vào ý chí của chủ doanh nghiệp khi đã chiếm lĩnh được thị trường nhất định nhưng lại không muốn tiếp tục kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó nữa nên muốn chuyển nhượng lại thị phần thị trường.
Điển hình là thương vụ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo
đã chi số tiền lớn cho Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long để nắm giữ 50% vốn của
Liên doanh An Khánh JVC, chủ đầu tư sở hữu Dự án Khu đô thị Splendora có tổng
diện tích 264 ha, tổng vốn đầu tư trên 2 tỷ USD.
Ngoài ra, thương vụ CapitaLand mua lại khoảng 0,9 ha tại
một vị trí đắc địa ở quận Tây Hồ, Hà Nội vào tháng 3 vừa qua cũng gây nhiều chú
ý. Dự án này bao gồm 380 căn hộ, khoảng 21.400 m2 văn phòng và hơn 19.300 m2 diện
tích bán lẻ. Thương vụ này sẽ mở rộng danh mục đầu tư của CapitaLand lên đến 12
dự án phát triển khu dân cư, một khu phức hợp và 21 khu nhà ở dịch vụ tại sáu
thành phố của Việt Nam.
Keppel Land, một nhà đầu tư Singapore, mới đây cũng đã
mua 10% cổ phần còn lại của Jencity Limited tại dự án Saigon Sports City, trị
giá khoảng 11,4 triệu USD. Với diện tích 64ha, dự án này sẽ bao gồm khoảng
4.300 căn nhà cao cấp và đầy đủ cơ sở hạ tầng cho các hoạt động thể thao, giải
trí, mua sắm và ăn uống.
Cách đây không lâu, Frasers Property cũng chi ra 18 triệu
USD để thâu tóm một dự án của Trần Thái tại Quận 2. Như vậy, chỉ tính riêng thị
trường TP.HCM, Frasers Property đang sở hữu đến 3 dự án nhà ở thông qua hoạt động
thâu tóm dự án.
Đặc biệt, mới đây nhất, Frasers Property, cánh tay đầu
tư của tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi mới thông báo đạt được thỏa
thuận mua lại Công ty Bất động sản Phú An Điền (PAD)- thành viên của Công ty bất
động sản Trần Thái.
Thương vụ này có giá trị khoảng 47,3 triệu USD giúp
Frasers Property nắm giữ 75% cổ phần của PAD. Được biết, PAD đang phát
triển dự án căn hộ kết hợp với thương mại tại phường Linh Trung, Thủ Đức.
TP.HCM.
Dự báo năm 2018, giá trị M&A có thể đạt 6,5 - 6,9
tỷ USD. Trong giai đoạn trung hạn, quy mô thị trường M&A Việt Nam có thể vượt
qua mốc 5 tỷ USD của giai đoạn 2014-2016 để ổn định ở mốc 6 – 6,5 tỷ USD.
Luật sư tư vấn Luật Doanh nghiệp, gọi: 19006248 Trụ sở chính:LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)