Hotline: 0962.893.900
CÔNG TY LUẬT TNHH HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP (HILAP LAWFIRM)
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP – TẬN TÂM * CHUYÊN NGHIỆP * UY TÍN
HOTLINE: 0962.893.900 - 0912.762.891

So sánh loại hình doanh nghiệp

(Số lần đọc 403)

Nhiều khách hàng khi thành lập công ty đều băn khoăn không biết nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.  Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Để giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp hoạt động kinh doanh của mình, Công ty Luật TNHH Hồng Thái và Đồng nghiệp xin đưa ra một số đặc điểm, ưu - nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.  

1. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

* Ưu điểm:

- Thủ tục thành lập đơn giản

- Chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

- Chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình nên doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng

- Ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

* Nhược điểm:

- Không có tư cách pháp nhân và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản nên rủi ro cao (dù doanh nghiệp phá sản thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình

- Chủ doanh nghiệp phải chịu trashc nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dù đang cho thuê doanh nghiệp hay thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp

- Không được quyền phát hành cổ phiếu

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay. Dựa theo số lượng người chủ sở hữu mà loại hình doanh nghiệp này được chia làm 2 loại: công ty TNHH một thành viên (do một tổ chức hay cá nhân là chủ sở hữu) và công ty TNHH 2 thành viên trở lên (do hai hay nhiều cá nhân tổ chức đồng chủ sở hữu).

a) Công ty TNHH một thành viên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

* Ưu điểm:

- Do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu vì vậy, chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

- Trách nhiệm hữu hạn về nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

- Có tư cách pháp nhân

* Nhược điểm:

- Khó khăn trong huy động vốn. Khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì chủ sở hữu công ty phải chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.  

- Không được quyền phát hành cổ phiếu.

b) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên 11 thành viên phải có Ban kiểm soát.

* Ưu điểm:

- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp

- Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh, thông thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp

- Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên

- Có tư cách pháp nhân

* Nhược điểm:

- Chế độ trách nhiệm hữu hạn nên ảnh hưởng đến sự tin tưởng của đối tác, khách hàng do họ có thể phải chịu rủi ro khi hợp tác

- Khó khăn trong huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu.

3. Công ty Cổ Phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông là người sở hữu cổ phần trong công ty. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát

* Ưu điểm:

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề

- Là loại hình doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ để huy động vốn, do đó việc huy động vốn trở lên dễ dàng, linh hoạt hơn và huy động được số vốn lớn hơn các doanh nghiệp khác

- Phạm vi đối tượng tham gia góp vốn vào công ty cổ phần rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

* Nhược điểm:

- Việc thành lập công ty cổ phần phức tạp hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác

- Việc quản lý, điều hành công ty tương đối khó khăn, phức tạp do số lượng cổ đông có thể rất lớn

- Có nhiều cổ đông là người lạ tham gia vào công ty nên dễ có sự phân hóa đối kháng về mặt lợi ích giữa các nhóm cổ đông

- Khi đưa ra quyết định thì phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồnhg cổ đông nên rất phức tạp, kéo dài lâu do đó dễ bỏ qua cơ hội kinh doanh cho công ty.

070614105904.JPG

4. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

* Ưu điểm:

- Bản chất của Công ty hợp danh là mô hình doanh nghiệp đối nhân - tức là trọng người. Thành viên hợp danh trong công ty thường có mối quan hệ quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Do đó việc quản lý dễ dàng hơn, các thành viên dễ kết hợp với nhau tạo hiệu quả cao hơn trong công việc.

- Có tư cách pháp nhân

- Do các thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm vô hạn nên dễ thuyết phục đối tác và khách hàng hơn khi kinh doanh.

* Nhược điểm:

- Chế độ trách nhiệm của công ty hợp danh và thành viên hợp danh là trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình đối với mọi hoạt động của công khi kinh doanh dễ xảy ra rủi ro

- Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh đều là đại diện theo pháp luật, trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh. Do đó rủi ro là rất lớn cho các thành viên còn lại.

- Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
 
+   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
 
+   Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
 
+   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
 
+   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
 
+   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
 
+   Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
 
+   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 097 693 3335 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.

Trân trọng!
* Chu Ngọc*

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn
Có thể bạn quan tâm?
Quy định góp vốn bằng thương hiệu, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ?
12:34 | 14/06/2019
Quy định mới nhất về việc ghi nhãn phụ, sử dụng nhãn phụ thứ hai?
11:47 | 14/06/2019
Hướng dẫn cách đặt tên công ty bằng Tiếng Anh - tra tên bằng Tiếng Anh
10:55 | 13/06/2019
Thủ tục đăng ký chữ ký số doanh nghiệp theo quy định mới nhất năm 2019?
04:52 | 12/06/2019
Quy định về treo biển hiệu, biển quảng cáo của doanh nghiệp?
06:04 | 10/06/2019
Kinh doanh nhỏ lẻ có cần thiết phải đăng ký kinh doanh và khai báo thuế không?
10:58 | 08/06/2019
Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh năm 2019?
01:32 | 07/06/2019
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty thì cần phải thực hiện những thủ tục gì?
11:18 | 06/06/2019
Quy định về sổ cổ động trong công ty cổ phần ?
07:02 | 05/06/2019
Có được chuyển nhượng chi nhánh của công ty cho người khác?
10:28 | 04/06/2019
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trụ sở chính: 38-LK9, Tổng Cục 5, Tân Triều, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: Số 26 Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
PNV – Địa chỉ: VP6 Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Email: luathongthai38@gmail.com/phongdoanhnghiep.hilap@gmail.com
Hotline: 0962.893.900 / 0912.762.891
Đơn vị liên kết:
- Viện Kinh tế Công nghệ Việt nam
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuất Nhập khẩu HILAP
Tin nhiều người đọc
ThS. LS Nguyễn Thị Hồng Liên - Nữ luật sư tài ba, nhiệt huyết
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định hiện hành
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định pháp luật hiện hành
Chuyển nhượng cổ phần lỗ có phải nộp thuế TNCN hay không?
NGHỊ ĐỊNH 70/2023/NĐ-CP THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Kinh doanh quán nhậu có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Hướng dẫn doanh nghiệp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
[Mới] Vợ chồng có thể đồng thời là thành viên của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH 2TV trở lên?

Thống kê truy cập
Đang online : 435   Đã truy cập : 3,360,125
Điều kiện sử dụng thông tin | Bảo mật khách hàng
Copyright © HONG THAI INTERNATIONAL LAWFIRM AND PARTNERS 2014 - 2016. All rights reserved
Design and support by THANHNAM SOFTWARE