Đăng ký quyền tác giả là một viêc làm cần thiết nhằm ngăn chặn xâm phạn quyền sở hữu đối với quyền tác giả.
I. Việc xâm phạm quyền tác giả được thể hiện dưới nhiều hình thức, cụ thể:
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểmi khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Công ty Luật Hồng Thái là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện công việc đăng ký bản quyền tác giả cho doanh nghiệp.
II. Tài liệu yêu cầu và thời gian hoàn thành tác giả tác phẩm
- Chủ sở hữu đăng ký bản quyền tác giả cần cung cấp thêm những giấy tờ sau tương ứng với từng hình thức đăng ký bảo hộ Bản quyền tác giả:
- Bản in nội dung của tác phẩm - 02 bản (đóng thành quyển trong đó trang bìa ghi rõ tên của tác phẩm) (đối với tác phẩm viết và các tác phẩm khác)
- Bản in trên Giấy A4 tác phẩm xin đăng ký (đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng) – 02 bản;
- Bộ ảnh chụp tác phẩm đăng ký (đối với tác phẩm nhiếp ảnh) - 02 bộ
- 02 đĩa CD chứa nội dung phần Code (ngôn ngữ lập trình) kèm theo 02 bản in nội dung đĩa CD (đối với phần mềm máy tính)
- 02 Bản vẽ trên Giấy A0 (đối với tác phẩm kiến trúc)
- 02 phần lời và nhạc trên Giấy A4 (đối với tác phẩm âm nhạc.
- 02 bộ Ảnh (đối với tác phẩm nhiệp Ảnh)
III. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Liên hệ: 0962893900
Tư vấn: 19006248.
Trân trọng!
Bài viết liên quan: