Thuế GTGT là thuế
tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ
sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Pháp luật thuế
GTGT là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp thuế, quản lý và quyết toán
thuế GTGT.
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là hoàn thuế, các trường hợp được hoàn thuế.
Hoàn thuế GTGT
là việc cơ quan thuế ra quyết định trả lại số tiền thuế GTGT đã nộp vượt qúa của
chủ thể nộp thuế.
- Là cơ sở kinh
doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;
- Đã được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc
quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;
- Có con dấu
theo quy định của pháp luật;
- Lập và lưu giữ
sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật;
- Hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế đồng thời, số thuế GTGT đầu vào lớn hơn GTGT đầu ra.
- Hàng hóa, dịch
vụ bán ra phải là những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT;

Tư vấn pháp luật 1900.6248
Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh trong nước
Cơ
sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT
đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo
tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ
vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu
tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu
vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết
thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. (khoản 1 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
Hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập
từ dự án đầu tư:
Theo Khoản 2 Điều
18 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về việc hoàn thuế đối với cơ sở kinh doanh
mới thành lập từ dự án đầu tư như sau:
“ Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư
đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự
án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa
đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì
được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm.
Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng
hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn
thuế GTGT.”
Theo quy định
trên thì điều kiện hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập tự dự
án đầu tư là Cơ sở kinh doanh:
- Đã đăng ký
kinh doanh;
- Đăng ký nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
- Số thuế GTGT
lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở
lên thì được hoàn thuế GTGT
Điều kiện hoàn
thuế đối với Dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí được hoàn thuế
GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm nếu:
- Đang trong
giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động;
- Thời gian đầu
tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên;
- Số thuế GTGT
lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở
lên thì được hoàn thuế GTGT
Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư.
Quy định tại Khoản
3 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung tại điểm a Khoản
12 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC.
a,Cơ sở kinh
doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có
dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) cùng tỉnh, thành phố, đang
trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự
án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với
việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số
thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp
của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
b,Sau khi
bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300
triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau khi bù
trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn
300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ
kê khai tiếp theo.
Trường hợp
trong kỳ kê khai, cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT đầu vào của hoạt động sản
xuất kinh doanh chưa được khấu trừ hết và số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư
thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 3 Điều
này theo quy định.
Hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh có hàng hóa dịch
vụ xuất khẩu.
Cơ sở kinh doanh
trong kỳ kê khai có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán trong
nước:
- Nếu thuế GTGT
đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở
lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.
- Nếu chưa đủ
300 triệu đồng thì được khấu trừ chuyển kỳ sau.
Cơ sở kinh doanh khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi
doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt
động được hoàn thuế
Tại điểm c Khoản
12 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung
Khoản 5 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thì
-Trường
hợp cơ sở kinh doanh khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động được hoàn thuế nếu:
+Nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ
+Có số thuế giá
trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ
hết.
- Trường hợp cở sở kinh doanh giải thể trong giai đoạn
đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng giải thể, phá sản hoặc
chấm dứt hoạt động.
+Thông báo với
cơ quan quản lý về việc giải thể phá sản, chấm dứt hoạt động.
+Sau khi làm đầy
đủ thủ tục về giải thể, phá sản, chẩm dứt hoạt động thì:
. Với số thuế đã
được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản, quản lý
thuế
. Với số thuế
chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế
Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không
hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
Theo Khoản 6 Điều
18 Thông tư
219/2103/TT-BTC quy định
về việc hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện
trợ nhân đạo thì:
– Đối với dự án
sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ
chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án
được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử
dụng cho chương trình, dự án.
– Tổ chức ở Việt
Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng
hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ
nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hóa, dịch vụ đó.
Việc hoàn thuế
GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại
giao
Tại Khoản 7 Điều
18 Thông tư
219/2013/TT-BTC quy định
việc hoàn thuế như sau:
“ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại
giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch
vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên
hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có
thuế giá trị gia tăng.”
Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài
Tại Khoản 8 Điều
18 Thông tư
219/2013/TT-BTC quy định
về việc hoàn thuế đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
khi mua hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh như sau:
“ Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT
đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua
tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.”
Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị
gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
Theo điều 49,
Thông tư 156/2013/TT-BTC, hồ sơ hoàn thuế GTGT với trường hợp
có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết theo quy định của pháp luật thuế GTGT
, hoặc đối với trường hợp đang trong gia đoạn đầu tư chưa có thuế GTGT đầu ra,
hoặc bù, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu
tư cùng với việc kê khai thuế GTGTcủa hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu là:
-Giấy đề nghị
hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước mẫu số 01/ĐNHT( ban hành kèm theo
thông tư 156);
-Các tờ khai thuế GTGT tháng, quý kèm theo bảng kê (bản
sao)
Tùy từng trường hợp có thể yêu cầu kèm theo giấy tờ
khác.
-Tiếp
nhận hồ sơ;
-Phân
loại hồ sơ;
-Giải
quyết hồ sơ;
-Thẩm
định pháp chế;
-Quyết
định hoàn thuế.
Tùy
theo loại doanh nghiệp khác nhau sẽ có các thủ tục xin hoàn thuế khác nhau. Sau
15 ngày xem xét, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý việc
hoàn thuế. Đối với trường hợp yêu cầu xin hoàn thuế được chấp thuận, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra tất cả các hồ sơ,
chứng từ tại doanh nghiệp. Thời hạn thanh tra kiểm tra là không quá 60 ngày kể
từ ngày có quyết định chấp thuận yêu cầu xin hoàn thuế.
Hoàn
thuế GTGT là một quy định tạo ra lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp trong việc giảm
chi phí để bù đắp chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra, đồng thời có thể tăng
tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế