Nghị định số 20/2021/NĐ-CP không chỉ kế thừa các quy định của Nghị định
số 136/2013/NĐ-CP mà còn bổ sung thêm các điểm mới có lợi cho đối tượng bảo trợ
xã hội như sau:
1. Mở
rộng phạm vi đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Nếu
Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP chỉ có 6 nhóm đối tượng thì đến Điều 5 Nghị
định số 20/2021/NĐ-CP đã tăng lên thêm 2 nhóm đối tượng mới và chỉnh sửa lại một
số nội dung quan trọng sau:
·
Nhóm đối tượng “Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80
tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản
này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi đặc biệt khó khăn” (điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định số
20/2021/NĐ-CP).
·
Nhóm đối tượng "trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận
nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống
tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt
khó khăn" (khoản 7 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
·
Ngoài những nhóm đổi
tượng trên thì tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định đối tượng khó khăn
khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội (điểm
b khoản 3 Điều 4 Nghị định số 20/NĐ-CP).
·
Khoản 3 và 8 Điều
5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP cũng đã tách riêng nhóm đối tượng “người nhiễm HIV
thuộc hộ nghèo” thành 2 đối tượng riêng là “người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo” và
“trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo” so với khoản 3 Điều 5 Nghị định số
136/2013/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng “người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo” được
quy định cụ thể lại điều kiện để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là “không có
nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng” mà không còn phải đáp ứng thêm điều
kiện “không còn khả năng lao động” như quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số
136/2013/NĐ-CP hiện hành.
2.
Tăng mức chuẩn trợ
cấp xã hội
Điểm mới này là
rất có lợi cho đối tượng bảo trợ xã hội khi mà theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số
20/2021/NĐ-CP, mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là
360.000 đồng/tháng, tăng 90.000 đồng/tháng so với mức hiện hành đang là 270.000
đồng/tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
Nghị định cũng nêu rõ, tùy theo khả năng cân đối của
ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ
xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội
cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác (khoản 2
Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, tùy thuộc điều kiện kinh tế – xã hội tại địa
phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức
chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không
thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định
này (điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
3.
Hệ số tính mức trợ
cấp xã hội
Điều 6 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đã thay đổi hệ số hệ
số tính mức trợ cấp xã hội đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi
con và quy định hệ số tính mức trợ cấp xã hội đối với một số đối tượng mới được
bổ sung vào Điều 5 Nghị định này như sau:
·
Nhóm đối tượng người cao tuổi từ đủ 75
tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở
điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi đặc biệt khó khăn (điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định số
20/2021/NĐ-CP) là hệ số 1,0.
·
Hai nhóm đối tượng: Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa
bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn (khoản 7 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP);
Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ
nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công,
lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng (khoản 8 Điều
5 Nghị định này) là hệ số 1,5.
·
Thay đổi hệ số
tính mức trợ cấp xã hội đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con
(khoản 4 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP) cụ thể là: Người đơn thân nghèo
đang nuôi con được hưởng hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
4.
Trợ giúp xã hội khẩn
cấp
Trong
khi Nghị định số 136/2013/NĐ-CP đưa ra 6 phương thức hỗ trợ khẩn cấp gồm: Hỗ trợ
lương thực; Hỗ trợ người bị thương nặng; Hỗ trợ chi phí mai tang; Hỗ trợ làm
nhà ở, sửa nhà ở; Hỗ trợ khẩn cấp trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên
tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác; Hỗ trợ
tạo việc làm, phát triển sản xuất. So với nghị định số 136/2013/NĐ-CP thì Nghị
định số 20/2021/NĐ-CP đã bổ sung được những điểm mới sau:
Thứ nhất, hỗ trợ
nhu yếu phẩm thiết yếu đối với các đối
tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả
kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu
thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt,
nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt
hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ. (khoản 2 Điều 12 Nghị định
số 20/2021/NĐ-CP).
Thứ hai, tăng mức
hỗ trợ chi phí mai táng ở hai trường hợp
sau:
-
Trường hợp, “hộ
gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn
giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được
xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ
giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này” (khoản 1 Điều 14 Nghị định
số 20/2021/NĐ-CP). Trong khi hiện nay, hỗ trợ chi phí mai táng với mức bằng 20
lần mức chuẩn trợ giúp xã hội theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số
136/2013/NĐ-CP.
-
Trường hợp, “cơ
quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết quy định tại khoản 1 Điều
này do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét, hỗ trợ
chi phí mai táng theo chi phí thực tế, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp
xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này” (khoản 2 Điều 14 Nghị định
20/2021/NĐ-CP). Có thể thấy nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang mang lại những lợi
ích lớn hơn cho đối tượng bảo trợ xã hội, vì nếu vẫn theo quy định hiên hành đối
tượng bảo trợ xã hội được hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, nhưng
không quá 30 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (khoản 2 Điều 14 Nghị định số
136/2013/NĐ-CP).
Thứ ba, tăng mức hỗ
trợ làm nhà ở, sữa chữa nhà ở
đối với một số đối tượng theo Điều 15 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP:
-
Hiện nay theo quy
định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ
gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do
thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được
xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.
Nhưng từ ngày 1/7/2021 khi Nghị định 20/2021/NĐ-CP có hiệu lực thì mức hỗ trợ
này đã có sự thay đổi là với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
-
Hộ phải di dời nhà
ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt,
thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí
di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ. Trong khi theo quy định tại
khoản 2 Điều 15 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, các đối tượng này được xem xét hỗ
trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.
-
Hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai,
hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ
chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ. Còn trước ngày
1/7/2021 thì quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, các đối
tượng này được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá
15.000.000 đồng/hộ.
Thứ tư, tăng thêm
đối tượng được hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất: Điều 17 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP chỉ quy định các
hộ gia đình bị mất phương tiện, tư liệu sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn
hoặc lý do bất khả kháng khác, mất việc làm được xem xét trợ giúp tạo việc làm,
phát triển sản xuất theo quy định. Nhưng ở Điều 17 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đã bổ
sung thêm đối tượng là các hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất
tích.
Từ những phân tích trên có thể thấy, việc Chính phủ
ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo và mong muốn
ngày càng hỗ trợ tốt của Đảng và Nhà nước đến các đối tượng bảo trợ xã hội luôn
là những người thường gặp khó khăn hơn trong cuộc sống và nhất là với tình hình
dịch bệnh như hiện nay.
Bích Hợp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!