1.
Cơ
sở pháp lý
·
Luật quản lý thuế năm 2019
·
Thông tư 111/2013/TT- BTC hướng dẫn Luật
thuế thu nhập cá nhân... được bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư
92/2015/TT-BTC và sửa đổi bởi Thông tư 25/2018/TT-BTC;
·
Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật quản
lý thuế... được sửa đổi bổ sung bởi các thông tư ban hành qua các năm 2014, 2015,
2016, 2017 và Thông tư105/2020/TT-BTC;
·
Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.

2.
Nguyên
tắc ấn định thuế
Việc ấn định thuế được thực hiện
nhất quán theo quy định tại Điều 49 Luật Quản lý thuế 2019 với những nguyên tắc
sau:
·
Phải dựa trên các nguyên tắc quản lý thuế, căn cứ tính
thuế, phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về
hải quan.
·
Cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn
định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.
3.
Những
trường hợp mà doanh nghiệp bị ấn định thuế
3.1.
Doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế, cụ thể bao gồm các hành vi (theo khoản
1 Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019)
·
Không đăng ký thuế, không khai thuế, không
nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ,
trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế;
·
Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ,
trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
·
Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng
từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp
trong thời hạn quy định;
·
Không chấp hành quyết định thanh tra thuế,
kiểm tra thuế theo quy định;
·
Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị
hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
·
Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn
không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác
định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế;
·
Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản
để không thực hiện nghĩa vụ thuế;
·
Thực hiện các giao dịch không đúng với bản
chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của
người nộp thuế;
·
Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê
khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định
về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.
v Lưu
ý căn cứ để ấn định thuế có quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật này đã nêu rõ gồm
có :
“a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý
thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;
b) So sánh số tiền thuế phải nộp của
cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp
tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành, nghề,
quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác;
c) Tài liệu và kết quả kiểm tra,
thanh tra còn hiệu lực;
d) Tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối
với từng lĩnh vực, ngành, nghề theo quy định của pháp luật về thuế.”
.jpg)
3.2.
Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
Theo
khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019 thì cơ quan hải quan ấn định thuế đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu trong các trường hợp sau:
·
Người khai thuế dựa vào các tài liệu không
hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác,
đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
·
Quá thời hạn quy định mà người khai thuế
không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán,
tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số
tiền thuế phải nộp theo quy định;
·
Người khai thuế không chứng minh, giải
trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên
quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp
hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;
·
Người khai thuế không phản ánh hoặc phản
ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định
nghĩa vụ thuế;
·
Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ
xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
·
Giao dịch được thực hiện không đúng với bản
chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;
·
Người khai thuế không tự tính được số tiền
thuế phải nộp;
·
Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc
cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp
luật.
v Lưu
ý căn cứ để ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được pháp luật nêu
rõ ở khoản 2 Điều 52 Luật này: “Cơ quan hải
quan căn cứ hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương
pháp tính thuế; cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương
mại; hồ sơ khai báo hải quan; tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải nộp.”
4.
Trách
nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế
Luật
Quản lý thuế 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của co quan quản lý thuế trong viejc ấn
định thuế tại Điều 53 như sau:
·
Cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản
cho người nộp thuế về lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn
định, thời hạn nộp tiền thuế.
·
Trường hợp cơ quan quản lý thuế thực hiện ấn
định thuế qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế thì lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định
thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế phải được ghi trong biên bản
kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế.
·
Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ
quan quản lý thuế lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết định giải quyết khiếu
nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan quản
lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế nộp thừa.
·
Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ
quan quản lý thuế nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết định giải
quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của
Tòa án thì người nộp thuế có trách nhiệm nộp bổ sung. Cơ quan quản lý thuế chịu
trách nhiệm về việc ấn định thuế.
5.
Thời
hạn nộp tiền thuế (Căn cứ Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019)
Thời
hạn nộp tiền thuế đối với doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
·
Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời
hạn nộp thuê chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ
sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế
là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
·
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm
nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng
đầu quý sau.
·
Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài
nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ
ngày xuất bán đốì với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa
theo quy định của pháp luật về hải quan đốì với dầu thô xuất khẩu.
·
Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế
tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.
·
Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn
nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
·
Đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách
nhà nước từ đất, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài thì thời hạn nộp theo quy định của Chính phủ.
·
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc
đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế thực
hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trường hợp phát
sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì thời
hạn nộp thuế phát sinh được thực hiện như sau:
·
Thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền
thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
·
Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải
phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp; hàng hóa chưa
có giá chính thức tại thời điểm đáng ký tờ khai hải quan; hàng hóa có khoản thực
thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác
định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
6.
Xử
phạt hành chính đối với chủ thể không khai và nộp thuế đúng thời hạn
v Chủ
thể có hành vi khai chậm tờ khai thuế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo
Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Điều
13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp
hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến
30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31
ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn
quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn
quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng
không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định
về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể
từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp
thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm
cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời
điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định
tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng
theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền
phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ
sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại
khoản 4 Điều này.”
v Nếu
chủ thể có hành vi chậm nộp tiền thuế thì áp dụng khoản 2 Điều 59 Luật quản lý
thuế năm 2019:
Điều
59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
“2. Mức tính tiền chậm nộp và thời
gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng
0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được
tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại
khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn
thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào
ngân sách nhà nước.”
Bích Hợp
Nguồn
-
Luật quản lý thuế
năm 2019
-
Thông tư
111/2013/TT- BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân... được bổ sung bởi Thông
tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC và sửa đổi bởi Thông tư 25/2018/TT-BTC;
-
Thông tư
156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế... được sửa đổi bổ sung bởi các
thông tư ban hành qua các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và Thông
tư105/2020/TT-BTC;
-
Nghị định
125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.
- Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com