Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) chính thức được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, ngày 20/11/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, một trong những điểm mới quan trọng của Luật này là cho phép người lao động thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp, ngoài công đoàn, trên cơ sở phù hợp với các quy định quốc tế về lao động và tuân thủ các hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam đã tham gia. Để người lao động có thể nắm rõ hiểu hơn về quy định này, bài viết sẽ tập trung phân tích đến những quy định về tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp thuộc “chương XIII: Tổ chức địa diện người lao động tại cơ sở” của Bộ luật Lao động 2019.

Để
bắt đầu vào phân tích các quy định về tổ chức đại diện người lao động tại doanh
nghiệp thì đầu tiên người lao động phải hiểu được Tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở là gì ?
Theo khoản 3 Điều 3 BLLĐ 2019 quy định: “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là
tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử
dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các
hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người
lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại
doanh nghiệp.” Như vậy, tổ chức đại
diện người lao động tại doanh nghiệp là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Sẽ có người thắc mắc vậy sao không để
chung vào tổ chức Công đoàn mà từ lâu đến nay các luật vẫn quy định mà phải
tách riêng biệt 2 tổ chức này ra. Bởi vì, khoản 1 và 2 Điều 170 BLLĐ 2019 khẳng
định cả công đoàn và các tổ chức đại diện người lao động khác tại doanh nghiệp
đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Mặt khác tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện của người lao động tại doanh
nghiệp có sự khác nhau về bản chất và mục đích. Cụ thể, căn cứ khoản Điều
1 Luật công đoàn số 12/2012/QH13 của
Quốc hội quy định về định nghĩa công đoàn: "Công đoàn là tổ chức
chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được
thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội
Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ,
công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung
là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham
gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra,
giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên
truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp,
chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa."
Còn tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp được xác định là tổ chức
xã hội đơn thuần, chỉ làm chức năng đại diện bảo vệ quyền hợp pháp, lợi ích
chính đáng của người lao động trong phạm vi quan hệ lao động.
Tổ chức đại diện người lao động tại doanh
nghiệp, làm rõ tổ chức này qua các vấn đề như sau:
1.
Thành
Lập tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp
Theo
quy định của Bộ lao động năm 2019, các tổ chức đại diện người lao động khác chỉ
được thành lập ở cấp cơ sở, tức tương đương với cấp thấp nhất của hệ thống tổ
chức công đoàn. Căn cứ vào Điều 172 và khoản 1 Điều 173 BLLĐ 2019 thì các điều
kiện để thành lập tổ chức này, gồm có:
-
Điều kiện đầu tiên, tổ chức và hoạt động
phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự
quản, dân chủ, minh bạch.
-
Điều kiện thứ hai, để được thành lập và hoạt
động tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp trước hết cần thực hiện
thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp đăng ký. Cùng với đó, tại thời điểm đăng ký, tổ chức đại diện người lao động
tại doanh nghiệp phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc
tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Đến thời điểm hiện nay, số lượng
thành viên tối thiểu này vẫn chưa được xác định vì vẫn đang chờ văn bản hướng dẫn
của Chính phủ.
-
Điều kiện thứ ba, về hồ sơ, trình tự thủ tục
đến nay vẫn đang chờ hướng dẫn chi tiết từ Chính phủ. Nhưng tổ chức đại diện
người lao động tại doanh nghiệp bắt buộc phải có điều lệ và nội dung điều lệ được
quy định tại Điều 174 Bộ luật lao động 2019.
2.
Ban
lãnh đạo và thành viên tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp
Khoản 2 Điều 173 BLLĐ 2019 có nêu rõ rằng
Ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động do thành viên của tổ chức đó bầu
ra. Ban lãnh đạo là cơ quan quan trọng của tổ chức để dẫn dắt các hoạt động bảo
vệ quyền lợi cho người lao động. Theo quy định, thành viên ban lãnh đạo là người
lao động Việt Nam đang làm việc tại doanh nghiệp; không đang trong thời gian bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích do
phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm quyền tự do của con
người, quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm sở hữu theo quy định
của Bộ luật Hình sự. Vậy, thành viên ban lãnh đạo có thể là
người thân thích của người sử dụng lao động được hay không? Có thể thấy
rằng, với quy định như trên, người thân thích của người sử dụng lao động nếu
cùng là người lao động trong doanh nghiệp đó thì vẫn có thể được bầu làm thành
viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động.
Bên cạnh đó, liên quan đến Ban lãnh đạo
của Tổ chức đại diện người lao động, Bộ LLĐ cũng bỏ ngỏ quy định cụ thể về số
lượng thành viên lãnh đạo tại tổ chức đại diện người lao động vì khoản 1 Điều
này chỉ nêu: “Tại thời điểm đăng ký, tổ
chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có số lượng tối thiểu thành viên
là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.”
3.
Điều
lệ tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp
Vấn
đề này đã được quy định rất rõ tại Điều 174 BLLĐ 2019:
“1. Điều lệ tổ chức
của người lao động tại doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ tổ chức; biểu tượng
(nếu có);
b) Tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt
động là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình
trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp; cùng với người sử dụng lao động giải
quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động và
người sử dụng lao động; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định;
c) Điều kiện, thủ tục gia nhập và ra
khỏi tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Trong một tổ chức của người lao động
tại doanh nghiệp không đồng thời có thành viên là người lao động thông thường
và thành viên là người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định
liên quan đến điều kiện lao động, tuyển dụng lao động, kỷ luật lao động, chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;
d) Cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ, người đại
diện của tổ chức;
đ) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động;
e) Thể thức thông qua quyết định của
tổ chức.
Những nội dung phải do thành viên quyết
định theo đa số bao gồm thông qua, sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức; bầu cử,
miễn nhiệm người đứng đầu và thành viên ban lãnh đạo của tổ chức; chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập, đổi tên, giải thể, liên kết tổ chức; gia nhập Công đoàn Việt
Nam;
g) Phí thành viên, nguồn tài sản, tài
chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của tổ chức.
Việc thu, chi tài chính của tổ chức của
người lao động tại doanh nghiệp phải được theo dõi, lưu trữ và định kỳ hằng năm
công khai cho thành viên của tổ chức;
h) Kiến nghị và giải quyết kiến nghị
của thành viên trong nội bộ tổ chức.”

1.
Quyền
và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp
Điều
178 BLLĐ 2019 có quy định cụ thể :
“
1. Thương lượng tập thể với người sử dụng
lao động theo quy định của Bộ luật này.
2. Đối thoại tại nơi làm việc theo
quy định của Bộ luật này.
3. Được tham khảo ý kiến xây dựng và
giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả
lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi
ích của người lao động là thành viên của mình.
4. Đại diện cho người lao động trong
quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao
động ủy quyền.
5. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo
quy định của Bộ luật này.
6. Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ
quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về
lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc
tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng
ký.
7. Được người sử dụng lao động bố trí
nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt
động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.”
Từ quy định trên có thể thấy, thương lượng
tập thể là một trong các quyền quan trọng nhất của một tổ chức đại diện người
lao động tại doanh nghiệp, và việc thành lập tổ chức đại diện người lao động tại
cơ sở phải gắn liền với quyền thương lượng tập thể dành cho tổ chức này. Theo Điều
65 BLLĐ 2019, thương lượng tập thể được định nghĩa là “việc đàm phán, thỏa
thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một
bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng
lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên
và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”.
Tuy nhiên, không phải tất cả các tổ chức đại
diện người lao động được thành lập hợp pháp đều có quyền thương lượng tập thể.
Theo quy định của Điều 68 Bộ LLĐ về quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại
diện người lao động tại doanh nghiệp, có thể xác định, một tổ chức có quyền
thương lượng hay không dựa trên tỷ lệ người lao động mà tổ chức đó đại
diện trong doanh nghiệp. Theo đó, một tổ chức sẽ có quyền thương lượng khi đạt
một trong các điều kiện sau:
-
Thứ nhất, tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối
thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
-
Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp có nhiều
tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định trên thì tổ chức có
quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh
nghiệp. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia
thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu
thương lượng tập thể đồng ý.
-
Thứ ba, trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ
chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định
về tỷ lệ đại diện, thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu
thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỷ lệ
tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 68 BLLĐ 2019.
Như
vậy, mặc dù đã xác định tiêu chí có quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại
diện người lao động, BLLĐ 2019 vẫn chưa xác định được tỷ lệ đại diện người lao
động mà khi đạt tỷ lệ đó thì một tổ chức đại diện mới đủ điều kiện thương lượng
tập thể.
2.
Kiến
nghị
-
Cần quy định tỷ lệ thành viên tối thiểu
khi thành lập tổ chức đại diện của người lao động trong một đơn vị sử dụng lao
động. Điều này sẽ giúp tránh được việc trong cùng một doanh nghiệp có qua nhiều
tổ chức đại diện người lao động và mỗi tổ chức này lại có số lượng thành viên
quá ít, từ đó ảnh hưởng đến các quyền lợi hợp pháp của người lao động như quyền
thương lượng.
-
Cần quy định cụ thể về điều kiện cấp, thu
hồi đăng ký tổ chức của người lao động; trình tự, thủ tục thành lập, giải thể tổ
chức của người lao động. Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép Chính phủ quy định
chi tiết vấn đề này. Hiện quy định này vẫn còn là chưa rõ ràng, dễ hiểu cho người
lao động. Bởi vì hiện nay sự hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật lao
động nói riêng của đa số người lao động còn hạn chế, do người lao động chỉ có bằng
cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao ở các doanh nghiệp và họ
không hề có sự tiếp xúc và tìm hiểu về pháp luật nhiều. Nên, cần xây dựng các
biểu mẫu hồ sơ cụ thể và xây dựng cơ chế hỗ trợ người lao động trong việc thành
lập tổ chức đại diện cho mình để đảm bảo tính khả thi của các quy định này
trong thực tế.
-
Quy định rõ về vấn đề tài chính của tổ chức
của người lao động. Theo điểm g khoản 1 Điều 174 Bộ luật Lao động năm 2019 thì
tổ chức của người lao động được tự chủ trong vấn đề tài chính của tổ chức mình.
Vấn đề tài chính chỉ cần được theo dõi, lưu trữ và công khai cho thành viên của
tổ chức theo định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, việc theo dõi và lưu trữ sẽ được tiến
hành như thế nào? cơ chế quản lý của nhà nước đối với vấn đề tài chính của các
tổ chức này ra sao? việc công khai cho các thành viên của tổ chức được thực hiện
như thế nào? đây cũng là những vấn đề cần được giải quyết trong các văn bản hướng
dẫn thi hành để tạo điều kiện cho việc triển khai hoạt động của các tổ chức
này.
Bích
Hợp
Nguồn
:
-
Bộ luật Lao động
2019;
-
Luật công đoàn số
12/2012/QH13;
- Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!