Bạn muốn biết quyền lợi của người lao động khi bị đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động? Sau đây Công ty luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp sẽ chỉ ra những quyền lợi người lao động
được hưởng theo quy định mới nhất.
I. Cơ sở pháp lý
Bộ luật Lao động 2019
II. Nội dung tư vấn
1. Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động là việc tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không
có sự cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động của một trong các bên tham gia
quan hệ hợp đồng lao động

2. Quy định của pháp luật về quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36
Bộ luật lao động năm 2019, các trường hợp sau đây người sử dụng lao động có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng với người lao động:
“ a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng
lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong
quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc
do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ
sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối
với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều
trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời
hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động
đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới
12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động
xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời,
thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà
người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm
chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại
Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại
Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày
làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại
khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến
việc tuyển dụng người lao động”.
Khi đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản
1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối
với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối
với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm
việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối
với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d)
Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực
hiện theo quy định của Chính phủ.
Khi đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng
lao động không phải báo trước cho người lao động.
Như vậy, nếu không đáp ứng
được các điều kiện trên mà người sử dụng vẫn đơn phương chấm dứt hợp đồng với
người lao động thì được coi là trái pháp luật.
3. Các quyền lợi người lao động được hưởng khi người sử dụng lao động
đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
1. Được nhận trở lại
làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và được trả tiền lương, bảo hiểm xã
hội, hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày không được làm việc và với
ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại
làm việc, hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc,
trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị
trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn
làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp người sử dụng
lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của
Bộ luật này thì người lao động được trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương
theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp nếu không
muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều
này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46
của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người sử
dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì
ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều
này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa
thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng
tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
.png)
Bích Hồng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa
chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất
cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên
gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn
pháp luật 0962893900 hoặc
Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội
(cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ liên hệ: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch
vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội
dung liên quan:
Nhận bảo hiểm ở nơi cư trú hiện tại có được không? Nhận bảo hiểm ở nơi cư trú hiện tại có được không? |
Quy định về việc từ chối việc làm do trung tâm giới thiệu? Quy định về việc từ chối việc làm do trung tâm giới thiệu? |
Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần ở đâu? Quê em ở Quảng Bình trước em làm ở Sài Gòn giờ em về quê vợ ở Nghệ An, em đã làm thủ tục nhận tiền... |
Các bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần Những bệnh nào thì được hưởng BHXH một lần. Cơ quan nào có thẩm quyền xác định những bệnh này? Và... |
Ra nước ngoài định cư hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào? Tôi chuẩn bị ra nước ngoài định cư thì có được lãnh bảo hiểm 1 lần luôn không, hồ sơ gồm những gì? |
Thời gian hưởng chế độ ốm đau, công ty không trả lương Tôi phẫu thuật cắt ruột thừa, có giấy chứng nhận nghỉ việc 7 ngày của bác sỹ gửi lên công ty. Tuy... |
CÔNG TY NỢ BẢO HIỂM THÌ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHÔNG?
09:39 | 18/12/2024
Tham
gia bảo hiểm là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Vậy nên
việc công ty nợ bảo hiểm của người lao động đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động. Về việc công ty nợ bảo hiểm thì người lao động
có được hưởng chế độ thai sản ...
|
Nhân viên thử việc liệu có được hưởng tiền lương?
04:37 | 16/03/2024
Thử việc là gì? Thời gian thử việc là bao lâu? Người lao động được nhận tiền lương thử việc là bao nhiêu? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Khi giao kết HĐLĐ, người sử dụng lao động có được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân của người lao động không?
03:52 | 08/12/2023
Hợp đồng
lao động được hiểu như thế nào? NLĐ có thể được giao kết nhiều hợp đồng lao động
không? Khi giao kết HĐLĐ thì có được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân của NLĐ
không? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Theo quy định hiện hành NLĐ sẽ bị thu hồi GPLĐ trong trường hợp nào?
08:46 | 05/12/2023
GPLĐ
được hiểu là gì? NLĐ bị thu hồi GPLĐ trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục
yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền Chi tiết nội
dung xin mời bạn đọc cùng Luật
Hồng Thái tìm hiểu!
|
Chế độ, điều kiện hoạt động của hoà giải viên lao động
09:18 | 23/11/2023
Hoà
giải viên lao động được hiểu là gì? Chế độ, điều kiện hoạt động của hoà giải
viên lao động theo quy định của pháp luật hiện hành? Chi tiết nội dung xin mời
bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Bổ sung thêm trường hợp cấp lại giấy phép lao động, là trường hợp nào?
03:56 | 18/11/2023
Khi
nào người lao động sẽ được cấp lại giấy phép lao động? Bổ sung thêm trường hợp
cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp nào. Chi tiết nội dung xin mời bạn
đọc cùng Luật Hồng Thái cùng tìm hiểu!
|
Các nội dung cần có trong hợp đồng thử việc 2024
12:46 | 08/11/2023
Hợp đồng
thử việc được hiểu như thế nào? Thời gian thử việc trong bao lâu? Các nội dung
cần có trong hợp đồng thử việc gồm các nội dung gì? Chi tiết nội dung xin mời bạn
đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
02:59 | 01/11/2023
Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ ngày
18/09/2023. Theo đó, văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều
hành, chuyên gia, lao động kỹ...
|
[Mới] Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
04:24 | 30/10/2023
Giấy
phép lao động là gì? Trình tự, thủ tục để cấp giấy phép lao động sẽ gồm những
giấy tờ gì? Thời hạn của GPLĐ là bao lâu? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc
cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu?
|
Người lao động vi phạm hợp đồng đào tạo nghề phải bồi thường như thế nào?
04:33 | 19/10/2023
Người
lao động ký hợp đồng đào tạo nghề khi nào? Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề phải bồi
thường khi nào? NSDLĐ có thể phạt vi phạm gấp nhiều lần? Chi tiết nội dung xin
mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|