Nhiều doanh nghiệp do
không còn muốn tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nên quyết định
giải thể doanh nghiệp. Vậy trình tự, thủ tục mới nhất theo quy định pháp luật về
việc giải thể doanh nghiệp?
Về vấn đề trên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp xin được tư vấn như sau:
“ 1. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải
thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi
nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng
ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh”.
Vì
vậy trước khi tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần thực
hiện chấm dứt hoạt động của các đơn vị trực thuộc.
Trình
tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 208 Luật doanh
nghiệp năm 2020, Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:
1. Thông
qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định giải
thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a,
Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b,
Lý do giải thể;
c,
Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
d,
Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động
đ,
Họ, tên, chữ lý của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội
đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;
2. Chủ
doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản
trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ
công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
3. Trong
thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể
và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người
lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng
trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yếu công khai
tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Trường hợp
doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị
quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có
quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa
chỉ của chủ nợ, thời hạn, địa điểm và phương án giải quyết nợ phải có tên, địa
chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó;
cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
4. Cơ
quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục
giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận
được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. kèm theo thông báo phải
đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);
5. Các
khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự tiên sau đây:
a,
các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động
theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết
b,
nợ thuế;
c,
Các khoản nợ khác;
sau
khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại
chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công
ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;
6. Sau
khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh
nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các
thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ
phần;
7. Người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ
quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết
các khoản nợ của doanh nghiệp;
8. Sau
thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy
định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giả thể từ doanh
nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình
trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp

Bước
1: Thông qua quyết định giải thể công ty
Để
có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để
thông qua quyết định giải thể. Theo đó, việc giải thể phải được thông qua bởi
chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi hội đồng
thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bởi Đại
hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và bởi các thành viên hợp danh đối với
công ty hợp danh.
Quyết
định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan đến việc
giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ;
phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ
thành lập tổ thanh lý tài sản.
Quyết
định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau:
Tên,
địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
Lý
do giải thể;
Thời
hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời
hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông
qua quyết định giải thể;
Phương
án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
Họ,
tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Bước
2. Thông báo công khai quyết định giải thể
Sau
khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những
người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về
quyết định giải thể. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh
toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các
chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa
chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó;
cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Bước
3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
Khoản
2 và Khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về người tổ chức
thanh lý tài sản và thứ tự thanh toán nợ. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội
đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức
thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập
tổ chức thanh lý riêng.
1,
Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và
hợp đồng lao động đã ký kết;
Nợ
thuế
Các
khoản nợ khác.
Sau
khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại
thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu
công ty.
Theo
Điểm c Khoản 1 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì thời hạn thanh lý hợp đồng
không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.
Một
số ý kiến cho rằng, thời gian này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô
nhỏ, không có mối quan hệ giao dịch phức tạp, tài sản có tính thanh khoản cao.
Với những doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc có nhiều tài sản (như bất động sản),
cần thời gian dài để thanh lý và trả nợ thì thời gian này có thể sẽ không đủ để
giải quyết hết các hợp đồng và thanh toán công nợ.
Việc
thanh toán các khoản nợ là rất phức tạo vì cần phải quy định một trình tự phù hợp
nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người liên quan.
Bước
4: Nộp hồ sơ giải thể
Theo
quy định tại Khoản 4 Điều 209 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh
doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của
doanh nghiệp. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp cũng được quy định cụ thể Điều 210 Luật
này.
.png)
Hi
vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích
hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc
gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia
của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0962.893.900 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Nam Phương
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: