Ngoài chức năng lao động,
lao động nữ còn thực hiện thiên chức sinh đẻ và nuôi con; cơ thể người phụ nữ
không có cấu trúc để chịu đựng những tác động lớn, mạnh mẽ và rất dễ bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Do những đặc điểm riêng biệt này mà lao động
nữ có khó khăn hơn so với lao động nam về tìm kiếm việc làm, ổn định việc làm
lâu dài và bảo đảm thu nhập.Vì thế pháp luật quốc
tế cũng như pháp luật quốc gia đều có quy định riêng để bảo vệ lao động nữ.
I.Căn cứ pháp lý
BLLĐ 2012
II Nội dung tư vấn.
Thứ nhất là bảo vệ thai sản với lao động nữ: (được quy định
chi tiết tại Điều 155 BLLĐ 2012).
+ Người lao động
được chuyển làm công việc nhẹ hơn, được giảm bớt 1giờ/ ngày mà vẫn hưởng đủ
lương khi mang thai từ tháng thứ 7 trở lên.
+ NSDLĐ không
được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi
mang thai từ tháng thứ 7 hoặc tháng thứ
6 nếu làm việc ở vùng cao; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Thứ hai: Người lao động nữ có quyền đi làm sớm trước thời hạn
nghỉ thai sản hoặc xin nghỉ thêm một thời gian.

Quy định này được
quy định tại Khoản 3, 4 Điều 157 BLLĐ 2012. Điều luật quy định linh hoạt các
trường hợp nghỉ sinh con. Quy định này là phù hợp, thể hiện sự thống nhất với
pháp luật BHXH, nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ có quyền lựa chọn thời gian
nghỉ sinh con phù hợp với nhu cầu, sức khỏe, điều kiện của mình.
Thứ ba, lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm
việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản.
Quy định thể hiện
sự chú trọng của Nhà nước trong việc bảo đảm việc làm, thu nhập cho lao động nữ
sau khi sinh con, giúp NLĐ nữ yên tâm hơn để thực hiện thiên chức của mình.
Thứ tư: Lao động nữ có quyền tạm hoãn HĐLĐ, đơn phương chấm
dứt HĐLĐ khi mang thai hoặc có ý kiến của bác sĩ về việc nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng đến
thai nhi (Điều 156 BLLĐ).
.png)
Quy định này nhằm
phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của lao động nữ làm công việc hoặc ngành
nghề không đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như quá trình làm mẹ an
toàn của người phụ nữ. BLLĐ 2012 đã bổ sung thêm quy định quyền được tạm hoãn của
NLĐ nữ. Đây là một điểm mới của BLLĐ 2012, thể hiện sự ưu tiên đặc biệt để bảo
vệ sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.
Thứ 5, NSDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm HĐLĐ đối
với lao động nữ vì lí do kêt hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12
tháng tuổi…(Khoản 3 Điều 155 BLLĐ).
Quy định này nhằm
bảo vệ lao động nữ trong những thời điểm kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản,
nuôi con dưới 12 tháng tuổi, bởi đây là những thời điểm rất nhạy cảm mà NLĐ nữ
rất dễ bị mất việc.
Trên đây là sự tư vấn của
Luật Hồng Thái và Đồng nghiệp