- Một
số ưu điểm trong việc sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng chịu thuế theo
pháp luật hiện hành:
Nếu
như trước đây, pháp luật chỉ quy định áp thuế TTĐB đối với các mặt hàng truyền
thống như rượu, bia, thuốc lá, xăng và các chế phẩm dùng để pha chế xăng, điều
hòa nhiệt độ... thì Luật mới sửa đổi (năm 2016) đã bổ sung thêm một số mặt hàng
thuộc diện chịu thuế TTĐB, đáng lưu ý đó là: Xe mô tô có dung tích xi lanh trên 125 phân khối, tàu bay và du thuyền
(Trừ loại được sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách,
khách du lịch); xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi vừa chở người vừa chở hàng; bổ sung mặt
hàng là các chế phẩm khác từ cây thuốc lá để bao quát hết các sản phẩm thuốc lá
và đổi mới quy định về kinh doanh đặt cược. Sở dĩ pháp luật quy định thêm các mặt hàng này vào đối tượng chịu
thuế TTĐB là bởi nhằm đảm bảo được
yêu cầu định hướng tiêu dùng, khuyến khích sử dụng năng lượng có hiệu quả, tiết
kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường. Một số mặt hàng mới được quy định
trong đối tượng chịu thuế TTĐB là đúng đắn, bởi:
Thứ
nhất, đối với một bộ phận dân cư có thu nhập cao, có khả năng sở hữu tàu bay,
du thuyền để phục vụ nhu cầu tiêu dùng riêng; vì vậy luật thuế TTĐB đã bổ sung vào
diện chịu thuế nhằm thực hiện chính sách điều tiết thu nhập; Thứ hai, trên thực
tế, có loại xe dưới 24 chỗ ngồi có tính chất lưỡng dụng nhưng chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu cá nhân, vì có tính đến tính chất lưỡng dụng của loại xe này nên áp
dụng thuế suất thấp hơn loại xe chỉ chở người; Thứ ba, đối với mặt hàng là các
chế phẩm khác từ cây thuốc lá, nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống là
trên thị trường hiện nay, ngoài thuốc lá điếu, xì gà còn có các chế phẩm khác
không hút mà dùng để nhai, ngửi; Thứ tư, đổi mới quy định về kinh doanh đặt cược:
trên góc độ quản lý xã hội thì hoạt động cá cược, một số loại hình vui chơi có
thưởng mang nặng tính ăn thua không cần khuyến khích. Do vậy quy định đánh thuế
với dịch vụ như đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác để mở
rộng diện điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Một số hạn chế và đề xuất hoàn thiện quy định về đối
tượng chịu thuế theo pháp luật hiện hành:
Có thể thấy, đối tượng chịu thuế TTĐB của
nước ta so với các nước trên thế giới vẫn còn hẹp. Theo Luật thuế TTĐB của một
số nước thì phạm vi đối tượng chịu thuế của họ tương đối rộng. Luật thuế đặc biệt
của Thụy Điển thu vào 19 nhóm mặt hàng, dịch vụ như: rượu, bia, thuốc lá, xe ô
tô, video, đua ngựa, du lịch, xổ số,…; hay Luật thuế tiêu dùng của Hungary thu
vào 22 mặt hàng như: xăng, dầu, xe máy, rượu,…Như vậy, so với các nước thì còn
nhiều mặt hàng, dịch vụ tiêu dùng cao cấp của ta không thuộc đối tượng chịu thuế
TTĐB. Theo quy định hiện hành của Việt Nam, thuế TTĐB hiện chỉ thu vào 10 loại
hàng hóa và 6 loại dịch vụ (Điều 2). Trong điều kiện hiện nay, việc giảm thuế
xuất nhập khẩu để phù hợp với thông lệ quốc tế như đã cam kết sẽ làm giảm nguồn
thu ngân sách nhà nước từ loại thuế này. Do vậy, việc mở rộng đối tượng chịu
thuế TTĐB là cần thiết, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời
phát huy mạnh mẽ được tác dụng của thuế trong việc điều tiết sản xuất, hướng dẫn
tiêu dùng. Xuất phát từ thực tế, có thể nên xem xét bổ sung các loại hàng hoá,
dịch vụ sau vào đối tượng chịu thuế (Điều 2 Luật Thuế TTĐB):
-
Nước ngọt có gas: Theo các nghiên cứu của một số tổ
chức y tế trên thế giới, nước ngọt có gas là nước uống đã được sục khí CO2
bão hoà nhằm tạo cảm giác dễ chịu và cảm giác giải khát nên người dùng thích uống
và có thể uống được nhiều hơn so với nhu cầu giải khát. Bên cạnh đó, để sản xuất
nước ngọt có gas phải sử dụng chất bảo quản, tạo hương vị, chất tạo màu nên khi
uống nhiều dễ dẫn đến một số bệnh như: béo phì, mỡ máu, tiểu đường, gút và tăng
nguy cơ bị ung thư… Hiện nay, nhiều nước trên thế
giới (khoảng 50 nước) đã áp dụng thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có gas nhằm định
hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe người dân.
Trong xu thế hội nhập và vì quyền lợi
người tiêu dùng, việc áp thuế đối với mặt hàng này tại Việt Nam là cần thiết.
Khác với mặt hàng thuốc lá hay rượu, bia thì mặt hàng nước giải khát có gas
không phải cứ sử dụng là có hại cho sức khỏe mà chỉ sử dụng quá mức mới ảnh hưởng
đến sức khỏe nên, mức thuế suất 10% là phù hợp với mục tiêu định hướng tiêu
dùng mặt hàng này. Mặt khác, với thuế suất 10% là mức thấp nhất tại biểu thuế
TTĐB. Việc kiến nghị quy định thêm áp dụng thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt
có gas là hợp lý, nhằm mục tiêu là bảo vệ sức khỏe người dùng và phù hợp với
thông lệ quốc tế.
-
Dịch vụ spa, làm đẹp: Dịch vụ spa, làm đẹp
đang nở rộ ở khắp nơi, từ thành thị đến các vùng nông thôn, và chỉ có những người
có điều kiện khá giả mới sử dụng dịch vụ này bởi chi phí sử dụng dịch vụ này
khá cao, do đó, việc bổ sung dịch vụ này vào đối tượng chịu thuế TTĐB là cần
thiết.
Việc mở rộng diện chịu thuế TTĐB với những
loại hàng hóa, dịch vụ trên sẽ góp phần điều tiết thu nhập, định hướng tiêu
dùng, mở rộng thêm được nguồn thu, tăng thu thuế TTĐB từ các mặt hàng, dịch vụ
này góp phần bù đắp cho việc giảm thu từ các loại thuế khác (thuế nhập khẩu,
thuế sử dụng đất nông nghiệp,…).

Tư vấn pháp luật miễn phí 19006248
Có thể thấy hiện nay Việt Nam đã thoát
khỏi nhóm các nước nghèo, thu nhập và nhu cầu hưởng thụ chính đáng của người
dân tăng lên. Do đó việc áp dụng thuế TTĐB với một số mặt hàng thiết yếu như
máy lạnh, xe mô tô, xe gắn máy, ô tô… có còn phù hợp với xu hướng chung của thế
giới hay không? Bởi nhiều nước không còn áp dụng thuế TTĐB đối với những mặt
hàng trên vì nó không bị xếp vào nhóm hàng xa xỉ.
Hơn nữa, một số hàng hóa, dịch vụ được
quy định chịu thuế TTĐB nhưng tính thực tiễn không cao, không có cơ chế kiểm
soát như vàng mã, bài lá, dịch vụ massage...,
dẫn đến việc thu thuế khó khăn và không đồng bộ. Điển hình như thuế TTĐB đối với
vàng mã, hàng mã: chỉ có một nhà máy sản xuất mặt hàng này ở Hải Dương là xuất
khẩu được vàng mã, còn ở những khu phố khác ở Hà Nội bán hàng mã với số lượng lớn
nhưng lại không thu được thuế TTĐB.
Theo ông Đinh Trịnh Hải (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội:
“Việc quản lý các loại hàng hóa, dịch vụ
này trong thực tế rất khó khăn, hạn chế tính hiệu quả trong điều tiết tiêu dùng
của chính sách thuế TTĐB”. Do mặt hàng này bị lợi dụng nhiều vào nhu cầu mê
tín dị đoan và gây lãng phí nên được quy định vào đối tượng chịu thuế TTĐB
nhưng trên thực tế, hầu như không thu được thuế TTĐB từ mặt hàng này vì những
người sản xuất hàng mã, vàng mã lại là những hộ nhỏ, sản xuất không công khai,
không đăng ký nộp thuế nên không thu được thuế TTĐB. Như vậy quy định hàng mã,
vàng mã thuộc diện đối tượng chịu thuế TTĐB không mang tính khả thi vì vừa
không thu được thuế lại vừa không đạt được mục đích hạn chế tiêu dùng do trên
thực tế mức tiêu dùng của người dân không hề giảm đi. Vì vậy ta không nên quy định
hàng mã, vàng mã thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
Hơn nữa, việc đánh TTĐB đối với xe mô tô
hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh từ 125 phân khối trở lên cũng cần phải
xem xét lại bởi dòng xe 125cc là loại phương tiện phù hợp với người châu Á và địa
hình Việt Nam. Bên cạnh đó, việc sản xuất xe tay ga 150cc không khác biệt lớn
so với xe tay ga 125cc ngoại trừ dung tích động cơ và việc sử dụng dòng xe tay
ga 150cc cũng khá tương tự với dòng xe 125cc. Cũng theo Ernst & Young Việt
Nam, quy định của Chính phủ về việc cấp giấy phép lái xe cho các loại xe mô tô
2 bánh dung tích dưới 175cc là như nhau và không có hạn chế. Ngoài ra, từ khi
xe gắn máy trên 125cc là đối tượng chịu thuế TTĐB, doanh thu từ dòng xe này đã
giảm xuống đáng kể, ảnh hưởng tới doanh thu của các công ty sản xuất xe gắn máy
trong nước.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý khách vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật
19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com để được
Tư vấn pháp luật miễn phíTrụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Có thể bạn quan tâm:
Có phải nộp thuế TNCN khi giao dịch chứng khoán ở nước ngoài?
11:47 | 26/05/2023
Khi
giao dịch trên sàn chứng khoán nước ngoài, có phải nộp thuế TNCN tại Việt Nam hay không?
|
Từ 20/6/2023, lao động nữ sẽ được khám phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ
09:48 | 25/05/2023
Ngày 05/5/2023, Bộ Y tế
ban hành Thông tư 09/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số
14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe. Theo đó, lao động nữ sẽ được khám
chuyên khoa phụ sản khi khám sức khỏe định
kỳ.
|
[Mới] Triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp ID
10:33 | 24/05/2023
Ngày 24/04/2023, Tổng cục
thuế ban hành Công văn số 1483/TCT-KK về việc triển khai thu nộp thuế theo mã định
danh khoản phải nộp (ID).
|
Cá nhân có 2 MST thì xử lý như thế nào?
09:44 | 21/03/2023
Trong một số trường hợp,
khi cá nhân đã đăng ký thuế và có thay đổi CMND (9 số) sang CCCD/CMND (12 số) mà
được cấp MST mới nhưng theo quy định của pháp luật, mỗi cá nhân chỉ có duy nhất
một MST. Vậy cách giải quyết tình huống này như thế nào, mời bạn đọc cùng Luật
Hồng Thái tìm hiểu.
|
Thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động?
04:29 | 17/03/2023
Hiện
nay, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng người lao động nước ngoài để phục vụ
mục đích công việc. Đối với một số công việc đặc thù, người lao động thường
xuyên thay đổi địa điểm làm việc thì có cần xin cấp lại giấy phép lao động hay
không, mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu. ...
|
Đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế
12:41 | 13/09/2022
Theo quy định
của pháp luật thuế, đối tượng nào được đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế,
địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế, thời hạn nộp là bao nhiêu?
|
Quy định về mức thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 11/07/2022
05:01 | 24/08/2022
Mới đây, theo quy định về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tại Nghị quyết 20/2022/UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng đã được điều chỉnh còn 1000đ/lít
|
THỦ TỤC XIN CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
11:54 | 20/08/2022
|
Một số chính sách mới từ 01/07/2022 về lao động
10:40 | 25/07/2022
Trong tháng 07/2022
nhiều chính sách
mới về Lao động – Tiền lương bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trong đó được quan
tâm nhất hiện nay là các quy định mới về lương tối thiểu vùng, thay đổi lao
động, hỗ trợ người lao động khó khăn,…
|
Học tiếp văn bằng 2 thì có bị bắt đi nghĩa vụ quân sự không theo quy định pháp luật hiện hành?
10:55 | 09/07/2022
Tôi 22 tuổi tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 0 4 /202 1 . Tôi tiếp tục đang học chương trình đào tạo văn bằng 2 tại trường Đại học Luật Hà Nội thì tôi nhận được giấy báo
gọi nhập ngũ, vậy thì tôi có xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để hoàn thành...
|