Tai nạn lao động phải là tai nạn làm suy giảm ít nhất 5% khả năng lao động. Bạn dựa trên quy định trên đây để biết mình có bị tai nạn lao động hay không.

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp: 0962893900
Thứ hai, nếu bạn bị tai nạn lao động thì trách nhiệm của người sử dụng khi người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 144 Bộ luật lao động 2012
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này."
Như vậy, trong thời gian bạn bị tai nạn lao động phải điều trị thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả đủ tiền lương cho bạn.
Ngoài ra, bạn còn được hưởng các quyền lợi sau theo Điều 145 Bộ luật lao động 2012, cụ thể là:
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này."
Việc công ty không trả lương cho bạn là vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì công ty có thể bị xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đối với hành vi:
" Không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định."
Như vậy, nếu công ty không trả lương cho bạn thì bạn có thể nhờ Công đoàn công ty can thiệp. Nếu bạn vẫn không thỏa mãn thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu Hòa giải viên lao động giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở yêu cầu giải quyết.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc E-mail:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hương giang