Thủ tục giải quyết, tranh chấp lao động được chia
thành 03 loại gồm: tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về
quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Mỗi loại tranh chấp lao động
trên sẽ có một thủ tục giải quyết tranh chấp khác nhau được quy định tại Nghị định
số 46/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động.

Giải quyết tranh chấp lao động
Trình
tự hoà giải tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và
Hoà giải
1.
Thẩm quyền hoà giải tranh chấp lao động cá nhânviên lao động
Quy
định tại Điều 201, Bộ luật lao động 2012
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông
qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải
quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa
giải:
a)
Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp
bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b)
Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c)
Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d)
Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm
y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ)
Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Trình tự hoà giải;
-
Khi người lao động và người sử dụng lao động có tranh chấp với nhau, mỗi bên có
thể làm đơn yêu cầu hoà giải gửi tới Hội đồng hoà giải lao động cơ sở của doanh
nghiệp hoặc Hoà giải viên lao động cấp huyện.
- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải
viên lao động tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ hai bên tranh chấp, những người có liên
quan, những người làm chứng, thu thập tài liệu, chứng cứ, yêu cầu hai bên tranh
chấp cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan tới vụ việc phải hoà giải.
-
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở phải tổ chức cuộc họp để thảo luận dự kiến
phương án hoà giải. Phương án hoà giải phải được các thành viên của Hội đồng nhất
trí.
-
Hội động hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động phải tiến hành hoà
giải chậm nhất 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải.
- Phiên họp hoà giải vụ tranh chấp lao động được
tiến hành khi có mặt ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng. Tại phiên
họp hoà giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ.
Việc triệu tập các bên tranh chấp phải bằng văn bản.
-
Tại phiên họp hoà giải, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên phải kiểm
tra sự có mặt của hai bên tranh chấp lao động, những người được mời. Trường hợp
hai bên tranh chấp lao động uỷ quyền cho người khác làm đại diện thì phải kiểm
tra giấy uỷ quyền. Nếu một trong hai bên tranh chấp vắng mặt hoặc cử người đại
diện mà không có giấy uỷ quyền thi hoãn phiên họp hoà giải sang ngày làm việc
tiếp theo và hướng dẫn cho hai bên thực hiện đúng theo thủ tục quy định.
- Khi hai bên tranh chấp hoặc đại
diện của họ có mặt đầy đủ tại phiên họp, thì Hội đồng hoà giải tiến hành hoà giải
theo trình tự sau:
+ Tuyên bố lý do của phiên họp hoà giải và giới
thiệu thành phần tham dự phiên họp;
+
Đọc đơn của nguyên đơn;
+
Bên nguyên đơn trình bày;
+
Bên bị đơn trình bày;
+ Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên chất vấn
các bên, nêu các chứng cứ và yêu cầu nhân chứng (nếu có) phát biểu;
+
Người bào chữa của một hoặc hai bên tranh chấp (nếu có) phát biểu.
-
Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên căn cứ vào pháp luật lao động, các tài liệu,
chứng cứ, ý kiến của các bên tranh chấp, phân tích đánh giá vụ việc, nêu những
điểm đúng sai của hai bên để hai bên tự hoà giải với nhau hoặc đưa ra phương án
hoà giải để hai bên xem xét, thương lượng và chấp thuận.
+ Trường hợp bên nguyên đơn chấp thuận rút yêu
cầu hoặc hai bên tự hoà giải được hoặc chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng
hoà giải hoặc Hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của hai bên
tranh chấp, của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên. Hai bên
có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.
+
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải hoặc
Hoà giải viên lập biên bản hoà giải không thành trong đó ghi rõ ý kiến của hai
bên; biên bản phải có chữ ký của hai bên, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc
Hoà giải viên. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.
+
Trường hợp khi một bên đã được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không
có lý do chính đáng thì Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên lập biên bản hoà
giải không thành, trong đó ghi rõ ý kiến của bên có mặt; biên bản phải có chữ
ký của bên có mặt, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên. Mỗi
bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.
Trình tự giải quyết tại Toà án nhân dân
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
cá nhân của Toà án:
-
Toà án nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp lao động cá
nhân sau đây, khi có yêu cầu của đương sự:
+
Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp
bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
+
Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
+
Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2012;
+
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức
sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+
Tất cả các tranh chấp lao động còn lại mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc
Hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày nhân được yêu cầu của đương sự.
-
Toà án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ giải quyết tất cả các tranh chấp lao động
cá nhân trên khi có đương sự là người nước ngoài.
2. Trình tự giải quyết: Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động theo thủ
tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
.png)
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc E-mail:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Xuân Kết