1. Cơ sở pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2014
2. Nội dung
Theo quy định tại Điều 194 Luật doanh nghiệp 2014 thì
Hợp nhất doanh nghiệp được hiểu như sau: “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi
là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là
công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.

Điều lệ công ty hợp nhất công ty
Tuy nhiên có thể
hiểu một cách đơn giản là hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất với nhau bằng
cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị hợp nhất để tạo
thành một công ty mới gọi là công ty hợp nhất, đồng thời sẽ chấm dứt sự tồn tại
của các công ty bị hợp nhất. Ví dụ: Công
ty A và công ty B có thể hợp nhất để tạo thành công ty C bằng cách chuyển hết
toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty A và B sang công ty C. Sau khi hợp
nhất thì công ty A và B sẽ chấm dứt sự tồn tại ( A+ B = C).
Vậy khi nào thì các doanh nghiệp nên tiến hành hợp nhất
?
Hợp nhất doanh nghiệp có thể nói là một hình thức tập
hợp sức mạnh nhanh nhất và ngắn nhất. Khi hai hay một số công ty hợp nhất thì sẽ
tạo nên công ty mới lớn mạnh về nhiều mặt như tài chính, nhân sự hay cả thị phần…
Việc hợp nhất doanh nghiệp giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo ra sức mạnh, sức
cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên việc hợp nhất cũng đồng nghĩa với việc
công ty cũng cần tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự khi mô hình công ty lớn
hơn. Ngoài ra việc hợp nhất sẽ là gánh nặng của doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp
bị hợp nhất đang có các khoản nợ hay các nghĩa vụ tài chính chưa được giải quyết. Đây cũng là một trong những thách thức đối với
các doanh nghiệp khi xem xét để đưa ra quyết định có nên hợp nhất lại với nhau
hay không. Như vậy khi đi đến quyết định hợp nhất, các doanh nghiệp cần lưu ý yêu cầu các công ty bị
hợp nhất cung cấp các thông tin sau:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Các chi nhánh, địa
điểm kinh doanh và các giấy phép của công ty hiện có.
Báo cáo tài chính qua các năm, tình hình tài chính
thu, chi của doanh nghiệp.
Thông tin về bộ máy nhân sự, quản lý, đội ngũ cán bộ,
nhân viên của công ty,…
Các báo cáo, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty bị hợp nhất qua các năm và ở giai đoạn 6 tháng gần nhất,…
Thông tin về thị trường và khách hàng hiện có trước
khi hợp nhất,…
Bảng kê cơ sở vật chất, tài sản cố định hiện có của
công ty,…
Việc xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu của các
công ty,….
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 194 Luật doanh nghiệp
2014 quy định về thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:
a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất.
Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của
các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục
và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện
chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị
hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn
thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông
của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất,
bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản
trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh
nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được
gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày thông qua.
Trên đây chỉ là một trong những lưu ý cơ bản mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi bắt tay hợp tác rồi đi đến quyết định hợp nhất doanh nghiệp. Thực tế trong quá trình hợp nhất có thể phát sinh rất nhiều vấn đề mà nếu không giải quyết triệt để sẽ mang lại rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp. Do đó, lời khuyên là trước khi hợp nhất, các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ càng, nghiên cứu kỹ các thông tin của các công ty dự định sẽ hợp nhất, tốt nhất là nên xin ý kiến của các chuyên gia, luật sư để giảm thiểu rủi ro, biến nguy cơ thành cơ hội phát triển.

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn 0962893900 hoặc E-mail:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Sau khi thành lập công ty cần làm những gì?
11:01 | 20/07/2024
Sau
khi thành lập, doanh nghiệp đã chính thức có tư cách pháp lý, được nhân danh
chính mình để giao kết hợp đồng và thực hiện những hoạt động sản xuất - kinh
doanh khác. Tuy nhiên, để việc vận hành thuận lợi và tránh việc bị phạt, công
ty cần thực hiện ngay những công việc dưới đây.
...
|
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1TV
10:11 | 15/07/2024
Công ty TNHH 1 TV của bạn đang muốn thay đổi người đại diện
theo pháp luật, bạn băn khoăn không biết thủ tục thay đổi người đại diện sẽ như
thế nào? Luật Hồng thái sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết!
|
Quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp: Từ pháp luật đến thực tiễn vụ việc Công ty T bị phạt 245 triệu đồng.
06:07 | 05/07/2024
Theo pháp luật hiện hành kinh
doanh đa cấp là gì? Khi nào được xem là kinh doanh đa cấp bất chính? Chế tài xử
phạt cho hành vi kinh doanh đa cấp được quy định như thế nào? Thực tiễn vụ việc
Công ty T
bị phạt về hành vi kinh doanh đa cấp.
|
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành
04:20 | 16/03/2024
Tạm ngưng kinh doanh là gì? Thủ tục tạm ngừng kinh
doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn của công ty
TNHH hai thành viên trở lên theo pháp luật hiện hành? Chi tiết nội dung xin mời bạn
đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định pháp luật hiện hành
11:04 | 12/03/2024
Công ty TNHH 2 thành viên được
hiểu như thế nào? Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần giấy tờ
gì? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục thành lập sàn thương mại điện tử
05:14 | 29/01/2024
Sàn thương mại điện tử được hiểu như thế nào trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay? Trình tự, thủ tục lập sàn thương mại điện tử gồm giấy tờ như thế nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc
cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần theo quy định pháp luật hiện hành
04:25 | 20/12/2023
Vốn
điều lệ được hiểu như thế nào? Khi nào công ty thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ?
Thủ tục tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần được quy định như thế nào? Chi
tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định của pháp luật hiện hành
02:53 | 09/12/2023
Điều
kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định của pháp luật hiện hành? Thủ tục
thành lập gồm các giấy tờ như thế nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng
Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Tổng hợp các quy định mới nhất về thủ tục thành lập CTCP
09:32 | 06/12/2023
Công
ty cổ phần (CTCP) được hiểu như thế nào? Quy định của pháp luật về người đại diện
theo pháp luật của CTCP? Thủ tục thành lập công ty cổ phần theo quy định luật
hiện hành? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại trước khi hết thời hạn đăng ký tạm ngừng không?
09:28 | 30/11/2023
Doanh
nghiệp đăng ký tạm ngừng khi nào? Thủ tục đăng ký tạm ngừng đối với doanh nghiệp
sẽ tiến hành ra sao? Doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại trước khi hết thời hạn
tạm ngừng không? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|