Việc
đặt tên công ty và gây ấn tượng không chỉ là nguồn cảm hứng cho tất cả thành
viên trong công ty mà còn là tiền đề cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu
trong tương lai. Đây là vấn đề khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải đau đầu và tốn
nhiều thời gian suy nghĩ trước khi tiến hành làm thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Tên
công ty
- Theo
điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014
- Tên
doanh nghiệp bao gồm hai thành tố:
Loại
hình doanh nghiệp: tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm
hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là
“công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phẩn; được viết là “công
ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh
nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
- Tên
riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các
chữ F,J,Z,W, chữ số và ký hiệu.
- Tên
doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa
điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên
các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Trước
khi đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng
ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Các
điều cấm trong cách đặt tên công ty.
Những
điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật Doanh
nghiệp 2014, cụ thể như sau:
- Thứ
nhất: cấm đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên
trùng hay tên gây nhầm lẫn được quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014 và
Nghị Định hướng dẫn tại Điều 17 nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Tên
trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống
với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các
trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã
đăng ký:
a,
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh
nghiệp đã đăng ký;
b,
Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh
nghiệp đã đăng ký;
c,
Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng
tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d,
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái
trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F,J, Z,W ngay sau tên riêng của
doanh nghiệp đó;
đ,
tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp
cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“;
e,
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc
trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g,
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền
Tây”, “miền Đông’ hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
k,
Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên
doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng
nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được
trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. Việc chống trùng tên tại
Khoản này áp dụng trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc
đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Lưu
ý: Các trường hợp quy định tại các điểm d,đ,e và g của khoản này không áp dụng
đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.
- Thứ
hai: Cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề
nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp
có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó
- Thứ
ba: Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức
và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cách
đặt tên hay năm 2019
Đặt
tên công ty theo tên cá nhân
Tên
công ty theo tên cá nhân là điều đầu tiên mà người chủ doanh nghiệp sẽ nghĩ đến,
vì nó vừa đơn giản, dễ đọc lại có bản sắc riêng. Mặc dù việc đặt tên công ty
như vậy mang tính chất hơi hướng cá nhân và phù hợp với các công ty tư nhân,
gia đình nhưng cũng có rất nhiều công ty lớn trên thế giới có nguồn gốc từ tên
của cá nhân.
Việc
lựa chọn tên cá nhân đặt cho tên công ty thường dựa trên những cách thức sau:
Đặt
theo họ tên hoặc tên đệm của chủ công ty
Đặt
theo tên ghép của những người sáng lập công ty, của vợ chồng hoặc con cái
Ưu
điểm của cách đặt tên này là mang dấu ấn cá nhân nên nếu người chủ công ty là
người có danh tiếng, uy tín thì công ty cũng dễ dàng được hưởng lợi ích từ
thương hiệu cá nhân có sẵn đó.
Tuy
nhiên đây cũng chính là khuyết điểm vì thương hiệu công ty gắn liên với thương
hiệu cá nhân nên khi công ty phát triển lớn mạnh sẽ có những thành viên (nhân
viên) có tâm lý là đang phục vụ cho một ông chủ nào đó, chứ không phải là một
thương hiệu chung nên có thể với sự ích kỷ và hẹp hòi, họ sẽ bị giảm nhiệt huyết
cũng như khát khai cống hiến cho công ty.
Đặt
tên công ty sử dụng ngoại ngữ hoặc ký tự viết tắt
Ban
đầu những tên công ty này có thể là tên dịch sang tiếng Anh hoặc viết tắt theo
tiếng Anh để thuận tiện trong việc giao dịch quốc tế nhưng khi nền kinh tế hội
nhập và giao thoa văn hóa giữa các nước trên thế giới ngày càng sâu rộng thì việc
đặt tên công ty có yếu tố nước ngoài ngày càng trở lên phổ biến.
Đặt
tên công ty liên quan đến ngành nghề kinh doanh
Có
rất nhiều người sử dụng cách này để đặt tên cho công ty đơn giản có có quan hệ
trực tiếp, gợi nhắc đến lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Ví dụ: Công ty cổ
phần nội thất ABC…
Cách
đặt tên công ty như này phù hợp với những công ty chỉ tập trung hoạt động trong
các lĩnh vực cụ thể, sau này nếu muốn mở rộng thị trường sang lĩnh vực khác thì
lại phải thành lập công ty mới nếu không sẽ gây hiểu lầm cho đối tác và khách
hàng. Mặt khác nếu thị trường cạnh tranh lớn cũng sẽ khó nhớ khi nhiều công ty
tên tương tự nhau dễ gây nhầm lẫn và khách hàng rất khó phân biệt.
Lưu
ý: Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh
nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
P. Nam
Bài viết liên quan:
Ai được chuyển nhượng cổ phần?
10:13 | 18/07/2025
Theo
cáo định tại khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa
đổi 2025) , cổ đông thường (không phải cổ đông sáng lập) có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người
khác , trừ những trường hợp sau:
|
Thành lập công ty cổ phần cần tối thiểu bao nhiêu cổ đông?
02:48 | 16/07/2025
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập với các cổ đông. Vậy theo quy
định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, để thành lập công ty cổ phần cần tối thiểu
bao nhiêu cổ đông? Và có giới hạn số lượng cổ đông không? Bài viết dưới đây sẽ
làm rõ...
|
Tìm Hiểu Quy Định Mới Về Chủ Sở Hữu Hưởng Lợi Theo Luật Doanh Nghiệp Sửa Đổi 2025: Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì?
05:22 | 10/07/2025
Từ
ngày 1/7/2025 , Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
2020 (Luật số 76/2025/QH15) chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều thay đổi
quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch trong quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam. Một trong những điểm mới nổi bật là quy định về chủ sở hữu...
|
Hộ kinh doanh cần phải chú ý những gì từ ngày 1/7/2025?
11:58 | 03/07/2025
Hòa chung vào không khi đổi mới sát nhập các tỉnh thành, làm gọn nhẹ bộ máy quan chức nhà nước, mô hình chính quyền địa phương hai cấp, rất nhiều văn bản luật được ban hành nhằm phù hợp hơn với mô hình cơ quan nhà nước thời điểm hiện tại và cũng là vì mục đích chung thống nhất là phát triển đất...
|
Doanh thu dưới 1 tỷ nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty?
11:51 | 03/07/2025
“Phi thương bất phú” một câu nói quen thuộc trong dân gian, là sự đúc kết quý báu từ những kinh nghiệm của cha ông ta đi trước, đề cập đến tầm quan trọng của kinh doanh. Nếu bạn muốn giàu có, nếu bạn muốn có nhiều tiền thì bắt buộc bạn phải học kinh doanh. Hầu hết các tỷ phú trên thế giới đều là...
|
TỪ NGÀY 01/07/2025: NHỮNG ĐIỂM MỚI MÀ HỘ KINH DOANH BẮT BUỘC PHẢI BIẾT
11:35 | 03/07/2025
Từ ngày 01/07/2025, nhiều quy định pháp luật về thuế và bảo hiệm xã hội có hiệu lực sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh. Việc nắm rõ và tuân thủ các chính sách này là vô cùng cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và hiệu quả.
|
CHUẨN BỊ HỒ SƠ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY
11:30 | 03/07/2025
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năng động và đầy tiềm năng, làn sóng khởi nghiệp chưa bao giờ sôi nổi đến thế. Từ những ý tưởng đột phá đến những kế hoạch kinh doanh ấp ủ, khát vọng tự chủ và tạo dựng sự nghiệp của giới trẻ, cũng như những người muốn thử sức ở lĩnh vực mới, đang ngày càng mạnh...
|
THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘ KINH DOANH
03:28 | 27/06/2025
|
QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC
10:11 | 26/06/2025
Dịch vụ tư vấn du học là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được quy định chi tiết tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP).
|
MỞ CLB TAEKWONDO CÓ CẦN XIN GIẤY PHÉP KHÔNG?
09:20 | 26/06/2025
Câu trả lời là có. Theo quy định pháp luật hiện hành, nếu muốn kinh doanh hoạt động thể thao môn Taekwondo một cách hợp pháp, tổ chức/doanh nghiệp cần được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.
|