Như vậy có thể thấy rằng tùy tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà có thời gian thử việc khác nhau. Người lao động trước khi được nhận vào làm công việc phải thực hiện thử việc xem có đạt yêu cầu hay không rồi mới được nhận vào làm chính thức.
Căn cứ theo quy định tại điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 về Đối tượng nộp thuế như sau:
“1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.”
Đồng thời, Khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
1. Khoản 2 và khoản 5 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy rằng đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì vẫn thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thu nhập chịu thuế là tiền lương, tiền công cũng các khoản trợ cấp phát sinh trong thời gian thử việc.
Ví dụ chị N đi làm với mức lương thử việc là 13 triệu đồng, chị N không có bất kì người phụ thuộc hay bất kì khoản miễn trừ nào thì bạn vẫn phải đóng tiền thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định của pháp luật thì khoản tiền chị N phải đóng được tính là (13 triệu - 9 triệu) x 5%=200 nghìn đồng.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
N.H
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: