Ngày nay các doanh nghiệp ngày càng phát
triển lớn mạnh cả về tài chính lẫn nhân sự sẽ có mong muốn phát triển thêm nhiều
ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới. Các
công ty cổ phần lớn hiện nay thành lập nên rất nhiều công ty con để mở rộng đầu
tư vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới. Vậy điều kiện thành lập công
ty con của công ty Cổ phần là gì?

Luật Hồng Thái
1. Công ty con được hiểu như thế nào?
Một
công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khi thuộc một trong các trường hợp
như sau:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ công ty (Đối với
công ty TNHH) hoặc sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông (Đối với công ty
CP);
-
Có quyền bổ nhiệm các chức danh của công ty như: Chủ tịch Hội đồng thành viên,
Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;
-
Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty;
Có
thể hiểu công ty con là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều
lệ công ty. Như vậy một công ty có thể có nhiều công ty con nhưng 1 công ty con
chỉ có 1 công ty mẹ.
Khác
với các công ty riêng lẻ, điểm khác biệt của công ty con nằm ở mối quan hệ giữa
bản thân nó và công ty mẹ. Về mặt bản chất, công ty con và công ty mẹ hai thực
thể pháp lý độc lập, có sản nghiệp riêng, tuy nhiên công ty mẹ chi phối đối với
các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức
như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ
nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành.
Đối
với những công ty bên đa ngành nghề, thì việc hoạt động kinh doanh quá nhiều
ngành nghề trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến rất khó
quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực.
Như
vậy khi thành lập những công ty con, sẽ tạo nên những cá thể độc lập trong mỗi
lĩnh vực, cộng với sự đầu tư tài chính cũng như máy móc, công nghệ từ công ty mẹ,
sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty con có thể phát triển chuyên môn về một
lĩnh vực hoạt động nhất định.
Trường
hợp đặc biệt còn có rất nhiều công ty thành lập ra nhiều công ty con với lĩnh vực
ngành nghề giống nhau, việc lập ra những công ty con như vậy, cũng như đang tạo
một sự cạnh tranh nội bộ để cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản
xuất cho tổng công ty, cũng như tất cả công con.
Điều
kiện thành lập công ty con Công ty Cổ phần?
–
Điều kiện về chủ thể:
Về người có
quyền thành lập, chủ thể có quyền thành lập công ty con là các tổ chức cá nhân
không thuộc các trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp
2014.
Về chủ thể tiến
hành đăng ký thành lập doanh nghiệp là bản thân cá nhân, tổ chức thành lập hoặc
người được cá nhân, tổ chức thành lập ủy quyền.
–
Điều kiện về vốn:
Việc góp vốn
thành lập công ty con vẫn tuân thủ các quy định chung theo pháp luật doanh nghiệp,
trường hợp ngành nghề yêu cầu vốn pháp định vốn điều lệ đăng ký phải tối thiểu
bằng vốn điều lệ.
Ngoài ra
trong cơ cấu vốn, cần lưu ý: nếu công ty mẹ không thuộc trường hợp chi phối
công ty con theo điểm b, c khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trong vốn
điều lệ, vốn góp công ty mẹ phải chiếm từ 51% trở lên.

CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
2. Thủ tục thành lập công ty con của công ty
cổ phần
a) Hồ sơ thành lập công ty con
Hồ sơ thành lập công ty con của công ty cổ phần bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn ( khi thành lập công ty con của
công ty cổ phần là công ty cổ phần, công ty
tnhh 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh)
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/quyết định thành lập công ty
cổ phần và văn bản ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền của công ty cổ phần
- Giấy tờ chứng thực cá nhân
của người đại diện theo ủy quyền
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty con
của công ty cổ phần
b) Quy
trình, thủ tục thành lập
Người được ủy
quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty con của công ty cổ phần nộp hồ sơ
đăng ký thành lập công ty con đến phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty con có địa
chỉ trụ sở. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký
kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty con của công
ty cổ phần.
Sau khi được
cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần tiến hành khắc dấu của
công ty con và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu tới phòng đăng ký kinh doanh.
Hy vọng rằng với những
tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của bạn. Nếu còn
bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư
chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài
tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
N.H
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Sau khi thành lập công ty cần làm những gì?
11:01 | 20/07/2024
Sau
khi thành lập, doanh nghiệp đã chính thức có tư cách pháp lý, được nhân danh
chính mình để giao kết hợp đồng và thực hiện những hoạt động sản xuất - kinh
doanh khác. Tuy nhiên, để việc vận hành thuận lợi và tránh việc bị phạt, công
ty cần thực hiện ngay những công việc dưới đây.
...
|
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1TV
10:11 | 15/07/2024
Công ty TNHH 1 TV của bạn đang muốn thay đổi người đại diện
theo pháp luật, bạn băn khoăn không biết thủ tục thay đổi người đại diện sẽ như
thế nào? Luật Hồng thái sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết!
|
Quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp: Từ pháp luật đến thực tiễn vụ việc Công ty T bị phạt 245 triệu đồng.
06:07 | 05/07/2024
Theo pháp luật hiện hành kinh
doanh đa cấp là gì? Khi nào được xem là kinh doanh đa cấp bất chính? Chế tài xử
phạt cho hành vi kinh doanh đa cấp được quy định như thế nào? Thực tiễn vụ việc
Công ty T
bị phạt về hành vi kinh doanh đa cấp.
|
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành
04:20 | 16/03/2024
Tạm ngưng kinh doanh là gì? Thủ tục tạm ngừng kinh
doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn của công ty
TNHH hai thành viên trở lên theo pháp luật hiện hành? Chi tiết nội dung xin mời bạn
đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định pháp luật hiện hành
11:04 | 12/03/2024
Công ty TNHH 2 thành viên được
hiểu như thế nào? Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần giấy tờ
gì? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục thành lập sàn thương mại điện tử
05:14 | 29/01/2024
Sàn thương mại điện tử được hiểu như thế nào trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay? Trình tự, thủ tục lập sàn thương mại điện tử gồm giấy tờ như thế nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc
cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần theo quy định pháp luật hiện hành
04:25 | 20/12/2023
Vốn
điều lệ được hiểu như thế nào? Khi nào công ty thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ?
Thủ tục tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần được quy định như thế nào? Chi
tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định của pháp luật hiện hành
02:53 | 09/12/2023
Điều
kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định của pháp luật hiện hành? Thủ tục
thành lập gồm các giấy tờ như thế nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng
Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Tổng hợp các quy định mới nhất về thủ tục thành lập CTCP
09:32 | 06/12/2023
Công
ty cổ phần (CTCP) được hiểu như thế nào? Quy định của pháp luật về người đại diện
theo pháp luật của CTCP? Thủ tục thành lập công ty cổ phần theo quy định luật
hiện hành? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại trước khi hết thời hạn đăng ký tạm ngừng không?
09:28 | 30/11/2023
Doanh
nghiệp đăng ký tạm ngừng khi nào? Thủ tục đăng ký tạm ngừng đối với doanh nghiệp
sẽ tiến hành ra sao? Doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại trước khi hết thời hạn
tạm ngừng không? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|