Thành lập hộ kinh doanh cá thể là lựa chọn phổ biến cho các cá nhân, gia đình kinh doanh nhỏ lẻ. Cùng luật Hồng Thái nắm vững quy trình đăng ký giúp bạn khởi nghiệp thuận lợi, tuân thủ đúng pháp luật.
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh cá thể như sau:
Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
Hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?
1. Điều kiện người đứng đầu hộ kinh doanh?
Cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cần phải đáp ứng các điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Điều kiện tên gọi hộ kinh doanh
– Hộ kinh doanh khi thành lập sẽ có tên gọi riêng, tên của hộ kinh doanh sẽ gồm hai yếu tố là loại hình hộ kinh doanh và tên hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể sử dụng thêm các chữ J, F, Z, W hay kèm theo các ký hiệu, chữ số.
– Tên của hộ kinh doanh không được sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Tên của hộ kinh doanh không được trùng với tên của các hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
– Hộ kinh doanh không được sử dụng những cụm từ như công ty, doanh nghiệp để đặt tên cho hộ kinh doanh.
– Đối với những hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động thì cần phải chọn một địa điểm cố định để tiến hành đăng ký hộ kinh doanh. Có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, có thể là nơi đăng ký tạm trú hay địa điểm mà thường xuyên tiến hành hoạt động kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm về thu mua giao dịch.
– Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài các địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng cần phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh
3. Điều kiện ngành nghề hộ kinh doanh hộ cá thể
Sau khi tổ chức, cá nhân đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật khi đã đáp ứng các điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể thì khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng cần đáp ứng điều kiện về ngành nghề kinh doanh như sau:
– Hộ kinh doanh cá thể khi đăng ký thành lập cần ghi tên ngành, nghề kinh doanh trên giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Hộ kinh doanh cá thể có quyền kinh doanh các ngành, nghề theo quy định của pháp luật.
– Hộ kinh doanh cá thể được quyền kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ khi có đủ điều kiện theo quy định nhưng phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện đó trong quá trình hoạt động.
– Nếu hộ kinh doanh cá thể kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ra thông báo yêu cầu tạm ngừng kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời sẽ thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
4. Điều kiện số lượng thành viên hộ kinh doanh
Theo quy định của pháp luật hiện hành điều kiện về số lượng thành viên trong hộ kinh doanh được quy định như sau:
– Hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đó khi phát sinh các khoản nợ thì cá nhân hoặc các thành viên trong hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm trả các khoản nợ. Việc thanh toán các khoản nợ này không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh mà họ đang có, không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Trường hợp hộ kinh doanh cá thể có sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Hướng dẫn thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Thành lập hộ kinh doanh cá thể sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký hộ kinh doanh
Để thành lập hộ kinh doanh cá thể, khách hàng cần chuẩn bị những tài liệu sau:
a) Tên hộ kinh doanh cá thể;
b) Ngành, nghề kinh doanh hộ cá thể
Lưu ý: Hộ kinh doanh chỉ được thực hiện 1 số ngành nghề nhất định và không được kinh doanh đa ngành nghề như doanh nghiệp
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
e) Hợp đồng thuê nhà/mượn làm trụ sở kinh doanh hộ cá thể kèm theo Giấy tờ nhà (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cụ thể như sau:
– Đơn (giấy đề nghị) đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu);
– Hợp đồng thuê địa điểm đăng ký hộ kinh doanh (bản sao);
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh: Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của thành viên hộ kinh doanh (bản sao chứng thực)
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy ủy quyền cho cá nhân tiến hành thủ tục thành lập hộ kinh doanh;
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể không phải là loại hình doanh nghiệp. Do đó, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ do phòng tài chính kế hoạch hoặc kinh tế kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đăng ký trụ sở chính hộ kinh doanh cấp phép thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Ví dụ: Ông A muốn thành lập hộ kinh doanh và đăng ký địa chỉ tại quận Cầu Giấy, khi đó cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ là Phòng kinh tế – kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ, cấp giấy chứng nhân đăng ký hộ kinh doanh
Chuyên viên xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo phòng ký chuyển lãnh đạo UBND cấp huyện ký và chuyển Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả để trả cho hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Đại diện hộ kinh doanh sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký, đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế và đi vào hoạt động kinh doanh.
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Cơ quan có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là Phòng kinh tế – kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân quận/huyện nơi đăng ký trụ sở chính của hộ kinh doanh.
Có 2 hình thức nộp hồ thành lập hộ kinh doanh như sau:
(i) Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng kinh tế – kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân quận/huyện nơi đăng ký trụ sở chính của hộ kinh doanh.
(ii) Người thành lập hộ kinh doanh cá thể có thể lựa chọn thêm hình thức nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử thay vì chỉ được nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp phép như đăng ký trước đây.
Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến pháp luật, xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc pháp lý. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0976933335 - 0982033335 hoặc Email: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335