Theo pháp luật hiện hành kinh
doanh đa cấp là gì? Khi nào được xem là kinh doanh đa cấp bất chính? Chế tài xử
phạt cho hành vi kinh doanh đa cấp được quy định như thế nào? Thực tiễn vụ việc
Công ty T
bị phạt về hành vi kinh doanh đa cấp.
1.
1.
Đa cấp là gì
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP
thì kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới
người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh,
Trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng
và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác
trong mạng lưới.
Như vậy, đa cấp có thể được hiểu là chiến lược kinh doanh
có mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh.
2.
Khi nào được xem là kinh doanh đa cấp bất chính?
Nếu hành vi kinh doanh đa cấp vi phạm các điều cấm của
pháp luật thì được xem là kinh doanh đa cấp bất chính.
Cụ thể, những hành vi bị nghiêm cấm khi kinh doanh đa cấp
được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
2.1.
Hành vi kinh doanh đa cấp bất chính của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
Hành vi kinh doanh đa cấp bất chính của doanh nghiệp bán
hàng đa cấp (hay còn gọi là công ty đa cấp bất chính) thực hiện các hành vi, mô
hình đa cấp bao gồm:
- Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền
nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất
định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi
ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng
đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
- Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa
hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có
quyền hưởng;
- Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về
lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng,
công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên,
đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh
nghiệp;
- Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp,
vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương
đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
- Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp,
nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một
vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;
- Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định
của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng
lưới bán hàng đa cấp;
- Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn
bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp,
Trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một
phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định hoặc cho phép doanh nghiệp
không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp;
- Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng
không được phép bao gồm:
+ Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc
thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế
phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực
gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;
+ Sản phẩm nội dung thông tin số.
- Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng
đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa
cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
- Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán
hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập
doanh nghiệp.
2.2.
Hành vi kinh doanh đa cấp bất chính của người tham gia bán hàng đa cấp
Hành vi kinh doanh đa cấp bất chinh của người tham gia
bán hàng đa cấp gồm các hành vi sau:
- Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền
nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi
ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt
động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
- Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo
phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn
bản;
- Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp
của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham
gia;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp
để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán
hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi
doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa
phương.
3.
Chế tài xử phạt hành vi kinh doanh đa cấp
Theo Điều 217a, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
quy định về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:
“1. Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương
thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc
không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc
một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều
174 và Điều 290 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01
năm đến 05 năm:
a) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, đối với
tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp thì mức phạt tù
cao nhất lên đến 05 năm
4. Công ty T bị
xử phạt về hành vi kinh doanh đa cấp
Năm 2021, Công ty T đã bị Ủy Ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) xử phạt vi phạm hành
chính 245 triệu đồng do vi phạm quy định về kinh doanh đa cấp. Cụ thể, công ty
đã tổ chức hoạt động BHĐC mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC.
Vụ việc này là một ví dụ điển hình cho hành vi vi phạm quy định về kinh
doanh đa cấp. Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về pháp luật, tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định để tránh vi phạm và bị xử lý.
Hành vi vi phạm của Công ty T:
Không thực hiện trách nhiệm đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa
cấp.
Không thông báo tới Bộ Công thương đúng thời hạn khi có thay đổi trong danh
sách đào tạo viên.
Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc cấp thẻ thành viên cho người
tham gia bán hàng đa cấp.
Không thực hiện thông báo với Sở Công thương địa phương khi tổ chức hội nghị,
hội thảo, đào tạo theo quy định.
Đây không phải lần đầu tiên công ty này bị phạt do vi phạm quy định về kinh
doanh đa cấp. Vào năm 2019, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (nay là Ủy
ban Cạnh tranh Quốc gia) đã xử phạt công ty 585 triệu đồng vì nhiều vi phạm
trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Việc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành kiểm tra và xử phạt nhằm đảm bảo
tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh đa cấp. Điều này góp phần bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng,
minh bạch.
Qua bài đọc của chúng tôi, người đọc được biết thêm về
bán hàng đa cấp, thực chất bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh được
pháp luật Việt Nam cho phép, Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lợi
dụng hình thức này để thực hiện các hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến lợi
ích của người tiêu dùng và làm sai lệch nhận thức của cộng đồng về BHĐC. Mong rằng qua bài phân tích trên người đọc nắm rõ được
các quy định pháp luật về bán hàng đa cấp, tuân thủ đúng pháp luật khi hoạt động
kinh doanh, người tham gia cần nâng cao nhận thức để tránh bị lừa đảo.
Thông tin liên hệ:
Địa
chỉ: 38-LK9, Tổng Cục 5,
Tân Triều, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng)
Điện
thoại: 0962.893.900 /
0912.762.891
Email: luathongthai38@gmail.com /
phongdoanhnghiep.hilap@gmail.com
Website: http://www.dangkythanhlapdoanhnghiep.com/
Luật
Hồng Thái - Uy tín - Chuyên nghiệp - Hiệu quả
Ngọc
Thúy