Theo Nghị định thì nhà đầu tư nước ngoài muốn thành
lập các cơ sở về lĩnh vực giao dục hoặc hợp
tác kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục có thể thực hiện theo các hình thức sau:
·
Thành
lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
·
Thành
lập cơ sở giáo dục mầm non.
·
Thành
lập cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học).
·
Thành
lập cơ sở giáo dục đại học.
·
Phân
hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện để thành lập
cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, gồm có:
1.
Vốn
đầu tư
- Dự
án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30
triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít
nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu
tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
- Dự
án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50
triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư
ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không
thấp hơn 50 tỷ đồng.
- Dự
án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải có suất đầu tư ít nhất
là 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn
đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất.
- Dự
án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu
là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổ chức kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh khả năng tài
chính theo quy định của Luật đầu tư. Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập
trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
- Dự
án đầu tư xin thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam phải có vốn đầu tư tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm
các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu
trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.
- Đối
với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới
mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển
khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định nêu các mục
trên.

2.
Cơ
sở vật chất, thiết bị
v Đối
với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:
- Có
phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;
- Có
diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 2,5
m2/người học đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;
- Có
văn phòng của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức
năng khác.
v Đối
với cơ sở giáo dục mầm non:
- Trường
tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường
được xác định trên cơ sở số nhóm lóp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối
với khu vực thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;
- Có
phòng học, phòng ngủ của trẻ và các phòng chức năng phù hợp về diện tích, ánh
sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng chăm sóc và giáo dục trẻ;
- Có
văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế,
phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên phù hợp về diện tích, trang thiết bị, đồ
dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
- Có
hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh phù hợp, có thiết bị vệ
sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;
- Có
nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ
dùng phù hợp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho
trẻ;
- Có
sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ
tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
- Trong
khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.
v Đối
với cơ sở giáo dục phổ thông:
- Trường
tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường
được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức
bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10
m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;
- Có
diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học
sinh;
- Có
văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp;
- Có
phòng học bộ môn (đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ
thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn
theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có
phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ
trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường.
Có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;
- Có
hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm
các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có
sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt
bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường
ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
v Đối
với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam:
- Diện
tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên tại thời điểm
có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;
- Diện
tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập
ít nhất là 06 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất
là 03 m2/sinh viên;
- Có
đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo
theo ngành và phương thức tổ chức đào tạo;
- Có
đủ phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu bảo đảm đáp ứng được cơ cấu
tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 08
m2/người;
- Có
hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất
khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học – công nghệ;
- Có
nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa
và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và
sinh viên;
- Có
khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.
v Trường
hợp đi thuê cơ sở vật chất:
- Cơ
sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo
chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng quy định
về cơ sở vật chất nêu trên.
3.
Điều
kiện về cơ sở vật chất, thiết bị
Theo
Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP:
“1. Đối với cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng ngắn hạn:
a) Có phòng học phù
hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;
b) Có diện tích dùng cho
học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học đối với
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;
c) Có văn phòng
của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng
khác.
2. Đối với cơ sở giáo dục
mầm non:
a) Trường tập trung tại một
địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định
trên cơ sở số nhóm lóp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với khu vực
thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;
b) Có phòng học, phòng ngủ
của trẻ và các phòng chức năng phù hợp về diện tích, ánh sáng, bàn ghế,
thiết bị, đồ dùng chăm sóc và giáo dục trẻ;
c) Có văn phòng
nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo
vệ, phòng dành cho nhân viên phù hợp về diện tích, trang thiết bị, đồ dùng phục
vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
d) Có hệ thống nước sạch,
hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh phù hợp, có thiết bị vệ sinh
bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;
đ) Có nhà bếp được tổ chức
theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng phù hợp,
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;
e) Có sân chơi, tường bao
quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy
định tại Điều 29 Nghị định này;
g) Trong khu vực trường
có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.
3. Đối với cơ sở giáo dục
phổ thông:
a) Trường tập trung tại một
địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định
trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất
là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với
khu vực nông thôn;
b) Có diện tích dùng cho
học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;
c) Có văn phòng nhà trường,
ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp;
d) Có phòng học bộ môn (đối
với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế,
thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Có phòng tập thể dục
đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học
sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường. Có nhà ăn, phòng
nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;
e) Có hệ thống nước sạch,
nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện về
tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Có sân chơi, bãi tập,
khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của
trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi
rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
4. Đối với cơ sở giáo dục
đại học và phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam:
a) Diện tích đất để xây dựng
trường đạt bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên tại thời điểm có quy mô đào tạo
cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;
b) Diện tích xây nhà bình
quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m2/sinh
viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m2/sinh viên;
c) Có đủ số giảng đường,
phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành và
phương thức tổ chức đào tạo;
d) Có đủ phòng làm việc,
khu hành chính và ban giám hiệu bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban,
khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 08 m2/người;
đ) Có hội trường, thư viện,
cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu
của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ;
e) Có nhà ăn, các công
trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và
các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và
sinh viên;
g) Có khu công trình kỹ
thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.
5. Thuê cơ sở vật chất:
Cơ sở giáo dục có vốn đầu
tư nước ngoài được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất
05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4
Điều này.”
4.
Điều
kiện về chương trình đào tạo
Tại
Điều 37 Nghị định 86/2018/NĐ-CP:
“1. Chương trình giáo dục thực hiện tại
cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục,
không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng
đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến
văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện
liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước
ngoài được tổ chức giảng dạy:
a) Chương trình giáo dục của Việt Nam
theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Chương trình giáo dục mầm non,
chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Nghị định này;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn
hạn của nước ngoài; chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của
nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người
học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục
phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn
đầu tư nước ngoài.”
5.
Điều
kiện về đội ngũ giáo viên
Căn
cứ Điều 38 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định thì:
“1. Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
ngắn hạn:
a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ
cao đẳng hoặc tương đương, có ngành đào tạo phù hợp với chuyên môn được
phân công giảng dạy;
b) Tỷ lệ học viên/giáo viên quy đổi tối
đa là 25 học viên/giáo viên.
2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:
a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ
cao đẳng sư phạm mầm non hoặc tương đương;
b) Số trẻ em tối đa trong 01 nhóm hoặc
lớp được quy định như sau:
Đối với trẻ em ở độ tuổi
nhà trẻ:
- Trẻ em 03 - 12 tháng tuổi: 15 trẻ
em/nhóm;
- Trẻ em 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ
em/nhóm;
- Trẻ em 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ
em/nhóm.
Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo:
- Trẻ em 03 - 04 tuổi: 25 trẻ em/lóp;
- Trẻ em 04 - 05 tuổi: 30 trẻ em/lớp;
- Trẻ em 05 - 06 tuổi: 35 trẻ em/lớp.
c) Số lượng giáo viên trong 01
nhóm hoặc lớp được quy định như sau:
- Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ:
05 trẻ em/giáo viên;
- Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo:
10 - 12 trẻ em/giáo viên.
3. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:
a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ
đại học sư phạm hoặc tương đương;
b) Số lượng giáo viên ít nhất phải bảo
đảm tỷ lệ: 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học, 1,95 giáo viên/lớp đối với
trường trung học cơ sở và 2,25 giáo viên/lớp đối với trường trung học phổ
thông;
c) Số lượng học sinh/lớp không vượt
quá 30 học sinh/lớp đối với trường tiểu học, 35 học sinh/lớp đối với trường
trung học cơ sở và trung học phổ thông.
4. Đối với cơ sở giáo dục đại học:
a) Giảng viên ít nhất phải có trình độ
thạc sĩ trở lên trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 50%
tổng số giảng viên, trừ những ngành đào tạo đặc thù do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo xem xét quyết định;
b) Tỷ lệ sinh viên/giảng viên tối đa
là 10 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu, 15 sinh
viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ, 25
sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và
kinh tế - quản trị kinh doanh;
c) Cơ sở giáo dục phải có đủ số lượng
giảng viên cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành
đào tạo;
d) Giảng viên là người nước ngoài giảng
dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải có kinh nghiệm
giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực giảng dạy trừ trường hợp quy định
tại điểm đ khoản này;
đ) Giảng viên là người bản ngữ nước
ngoài dạy kỹ năng ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục đại học phải có bằng đại học trở
lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.”
6.
Điều
kiện tiếp nhận học sinh Việt Nam
–
Cơ sở giáo dục nước ngoài được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam vào học chương
trình giáo dục của nước ngoài. Số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của
nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước
ngoài tại cơ sở giáo dục.
–
Học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục nước ngoài phải được học các nội
dung bắt buộc theo quy định tại khoản 3 Điều 37 như trên.
Bích Hợp

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân). Địa chỉ PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi: - Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335 - Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự |