Nhập khẩu thuốc thú ý, nguyên liệu làm thuốc thú y là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, để đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần làm thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y, nguyên vật liệu làm thuốc thú y đảm bảo đúng quy định pháp luật.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Thú Y số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thú y;
- Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về quản lý thuốc thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y
- Thông tư số 113/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 04/2012/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y

Dịch vụ xin Giấy phép hoạt động kinh doanh - 0962.893.900
2. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Thú y;
- Bước 2: Cục Thú y xem xét cấp giấy phép nhập khẩu; trường
hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ:
1. Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y chưa có giấy chứng nhận
lưu hành để phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên
tai, gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại
Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư của doanh nghiệp với ngành nghề
phù hợp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y;
- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc
giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc giấy chứng nhận khác
tương đương đối với một số hóa chất thông dụng;
- Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS, CPP, MA) do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản
xuất;
- Nhãn sản phẩm.
2. Hồ sơ nhập khẩu mẫu thuốc thú y để kiểm nghiệm, khảo
nghiệm, đăng ký lưu hành, gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại
Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị
cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y đối với tổ chức lần đầu nhập khẩu;
- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc
giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc giấy chứng nhận khác
tương đương đối với một số hóa chất thông dụng;
- Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS, CPP, MA) do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản
xuất;
- Tóm tắt đặc tính sản phẩm.
3. Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y để tham gia trưng bày
triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học, gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại
Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị
cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y đối với tổ chức lần đầu nhập khẩu;
- Bản sao tài liệu chứng minh mục đích nhập khẩu thuốc thú
y;
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản
xuất;
- Tóm tắt đặc tính sản phẩm;
- Nhãn sản phẩm.
4. Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y để chữa bệnh đối với động
vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; tạm nhập tái xuất, gia công
xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài, gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại
Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT;
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản
xuất;
- Bản sao tài liệu chứng minh mục đích nhập khẩu thuốc thú
y;
- Nhãn sản phẩm.
5. Hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu, thuốc thú y, vi sinh vật
để nghiên cứu sản xuất thuốc thú y, chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại
Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị
cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y đối với tổ chức lần đầu nhập khẩu;
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản
xuất;
- Tóm tắt đặc tính sản phẩm;
- Nhãn sản phẩm.
6. Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y viện trợ của các tổ chức
quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại
Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư của doanh nghiệp với ngành nghề
phù hợp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y;
- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc
giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc giấy chứng nhận khác
tương đương đối với một số hóa chất thông dụng;
- Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS, CPP, MA) do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà
sản xuất;
- Nhãn sản phẩm.
7. Hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y
gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại
Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT;
- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc
giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc giấy chứng nhận khác
tương đương đối với một số hóa chất thông dụng;
- Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS, CPP, MA) do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản
xuất;
- Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
của cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu do Cục Thú y cấp đối với cơ sở nhập khẩu
nguyên liệu làm thuốc thú y lần đầu nhập khẩu;
- Báo cáo số lượng, mục đích sử dụng nguyên liệu kháng sinh,
địa chỉ cơ sở mua nguyên liệu kháng sinh của lô nguyên liệu kháng sinh nhập
khẩu lần trước, khi nộp hồ sơ đăng ký nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh lô hàng
tiếp theo về Cục Thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo
Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.
8. Hồ sơ nhập khẩu vắc xin, vi sinh vật có tên trong Danh
mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc đã có giấy chứng nhận lưu
hành tại Việt Nam gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu vắc xin, vi sinh vật theo mẫu quy
định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT;
- Bản sao chụp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc
thú y của cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu do Cục Thú y cấp đối với tổ chức lần
đầu nhập khẩu.
Các loại giấy chứng nhận GMP, ISO, CFS, CPP, MA, CoA kèm
trong hồ sơ đăng ký có thể nộp bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của
doanh nghiệp đăng ký.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thú y
f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu hoặc công
văn trả lời
g) Phí, lệ phí: 0,1% giá trị đơn hàng (tối thiểu 100.000
đồng, tối đa 10 triệu đồng)
h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại
Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.
- Đơn đăng ký nhập khẩu vắc xin, vi sinh vật theo mẫu quy
định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT;
- Mẫu Báo cáo Kinh doanh, sử dụng nguyên liệu kháng sinh,
danh sách cơ sở mua nguyên liệu kháng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục
XXXIV ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không