Để đào tạo giáo dục tại Việt Nam cần có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhất là:
1. Đội ngũ nhà giáo
- Giáo dục nghề nghiệp:
+ Đối với liên kết đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương, giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;
+ Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề) và liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật, hoặc bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc tương đương, hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương.
- Giáo dục đại học:
+ Đối với liên kết đào tạo trình độ cao đẳng thì giảng viên ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;
+ Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học thì giảng viên ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;
+ Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ thì giảng viên giảng dạy các môn học, chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ít nhất phải có bằng tiến sĩ; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng dạy ngoại ngữ ít nhất phải có bằng thạc sĩ;
+ Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ thì giảng viên ít nhất phải có bằng tiến sĩ ở chuyên ngành hoặc ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
- Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải có năm năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.
- Giáo viên, giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ C1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.
2. Cơ sở vật chất, thiết bị
- Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của ngành, nghề đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của cơ sở giáo dục Việt Nam và bao gồm: Phòng học, phòng làm việc giáo viên, phòng máy tính, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị cần thiết khác. Diện tích trung bình dùng trong giảng dạy, học tập ít nhất là 05 m2/sinh viên.
- Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
3. Chương trình, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy
- Chương trình đào tạo của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng ở nước ngoài hoặc là chương trình của cơ sở giáo dục đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng.
- Quy mô đào tạo của chương trình liên kết được xác định căn cứ các điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình: Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng để tính toán chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài đề xuất quy mô đào tạo trong Đề án liên kết đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 16 của Nghị định này phê duyệt.
- Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp văn bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch; có thể giảng dạy thông qua phiên dịch đối với các chương trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam.
4. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
- Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải tuân thủ quy định về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài quy định tại nước sở tại và được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.
- Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
- Trình độ ngoại ngữ:
+ Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;
+ Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.
Trên đây là phần tư vấn của Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp Mọi vướng mắc về phần tư vấn bạn vui lòng gọi đến số
1900.6248 Luật sư tư vấn Luật Doanh nghiệp, gọi:
1900.6248 Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc Email: luathongthai@gmail.com
(Klinh)
Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được hưởng quyền và nghĩa vụ gì?
03:17 | 09/03/2024
Hợp tác xã là gì? Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư [2023]
09:39 | 30/05/2023
Để được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư cần thực hiện thủ tục như thế nào, hồ sơ bao gồm tài liệu
gì, thời hạn cấp ra sao, mời bạn cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
|
CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TĂNG VỐN ĐẦU TƯ CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP KHÔNG?
11:09 | 06/03/2023
Câu hỏi: Tôi là chủ doanh nghiệp tư nhân, tôi muốn tăng vốn đầu tư vào doanh nghiệp của mình có bắt buộc phải thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không? Nếu không đăng ký có bị phạt hay không?
|
Thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư mới nhất
03:00 | 13/02/2023
Trong một số trường hợp
trong cuộc sống, chủ đầu tư có sự thay đổi trong dự án hay xảy ra sai sót do đó
mà có nhu cầu thay đổi giấy chứng nhận đầu tư. Việc thay đổi giấy chứng nhận đầu
tư phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, chủ đầu tư cần phải
lưu ý đến quy định về thủ...
|
THỦ TỤC BỔ SUNG, THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
04:53 | 17/08/2022
Theo
quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các doanh nghiệp có quyền được thêm, bớt
ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu phát triển. Tuy nhiên khi thay đổi bổ
sung ngành nghề kinh doanh cần phải thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi
doanh nghiệp đăng ký thành lập.
|
Thuế đối với xăng dầu khi giá cả leo thang
01:42 | 09/03/2022
|
Điều chỉnh giấy phép đầu tư năm 2022
04:40 | 08/03/2022
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là thủ tục hành chính phải thực hiện tại cơ quan đăng ký đầu tư để ghi nhận các nội dung thay đổi của dự án, thay đổi nhà đầu tư trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
|
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định hiện hành
03:26 | 28/02/2022
Những năm gần đây, kênh đầu tư chứng khoán là kênh thu hút nhiều nhà đầu tư với số tài khoản mở mới gia tăng. Đặc biệt, trong năm 2021, khi dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, nguồn tiền nhãn rỗi chảy vào thị trường chứng khoán đã giúp chứng khoán Việt Nam đạt được những “đỉnh” mới.
|
Các khái niệm khi giao dịch chứng khoán cơ bản nhà đầu tư mới
05:33 | 12/02/2022
|
Quy định chi tiết và mới nhất về mở kinh doanh dịch vụ spa
09:25 | 16/11/2021
|