Căn cứ pháp lý:
- Luật đầu tư năm 2014;
Nội dung:
I- Đầu tư trực tiếp
Gồm một trong số các loại hình như sau:
- Thành lập tổ chức kinh tế (100% vốn của nhà đầu tư trong nước/nước ngoài hoặc liên doanh; Bỏ vốn ra để thành lập doanh nghiệp (công ty TNHH, cổ phần, …);
- Đầu tư theo hình thức ký kết hợp đồng với đối tác gồm:
+ Hợp đồng đầu tư đối tác công tư (PPP): là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư ( Nghị định 15/2015/NĐ-CP);
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (không thành lập doanh nghiệp mới);
+ Hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT;
- Đầu tư phát triển kinh doanh (mở rộng quy mô công suất hoặc đổi mới công nghệ...);
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư;
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp;
- Đầu tư theo hình thức xây dựng các khu kinh tế để khai thác, kinh doanh
Đây là trường hợp các nhà đầu tư bỏ vốn để xin Nhà nước cho phép thành lập các khu kinh tế (khu công nghiệp, khu chế xuất …) – bao gồm hạ tầng, sau đó cho các doanh nghiệp khác thuê lại (quyền sử dụng đất) hoặc tự mình đầu tư nhà máy, sản xuất kinh doanh …
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Hình thức tổ chức kinh tế có thể thuộc các loại công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty hợp doanh hoặc tập đoàn kinh tế.
II- Đầu tư gián tiếp