Ngày nay cùng với các loại hình doanh nghiệp
và các chủ thể kinh doanh khác thì hợp tác xã cũng đóng vai trò quan trọng
trong cơ cấu phát triển kinh tế. Hợp tác xã còn được biết đến như một đại diện
của hình thức kinh tế tập thể. Tuy nhiên
thì loại hình hợp tác xã cũng có những ưu điểm, nhược điểm. Có nhiều câu hỏi gửi
về cho chúng tôi yêu cầu giải thích vấn đề này. Dưới đây là phần tư vấn của
chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã
a) Khái niệm
Theo quy định tại luật hợp tác xã năm 2012
thì hợp tác xã được hiểu là:
Hợp
tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất
07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên,
trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp
tác xã.
Trong
đó: Nhu cầu chung của thành viên, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật hợp
tác xã năm 2012, là khái niệm dùng để chỉ những mong muốn, những nhu cầu phát
sinh thường xuyên, ổn định về việc được phép sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh chung của các thành viên hợp tác xã.
b) Đặc điểm của hợp tác xã
Theo như những quy định trong luật hợp tác
xã thì hợp tác xã có những đặc điểm sau đây:
Một là, Hợp tác xã
trước hết được xác định là một tổ chức kinh tế có tính tập thể.
Theo như khái niệm đã nêu tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm
2012 và theo luật Đầu tư năm 2014 thì hợp tác xã được xác định là một tổ chức
kinh tế, vì đây cũng là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật Việt Nam, mà cụ thể là hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã và
các văn bản hướng dẫn Luật hợp tác xã.
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế mang tính tập thể. Đặc điểm này xuất
phát từ đặc trưng hợp tác xã là tổ chức được lập nên dưới sự tham gia của tập
thể nhiều xã viên cùng tự nguyện hợp tác, tương trợ cùng nhau giải quyết các
yêu cầu chung, mục đích chung trong việc sản xuất, kinh doanh và phát triển
kinh tế. Hợp tác xã cũng được xác định là sự thể hiện của hình thức kinh tế tập
thể, sự sở hữu tập thể.
Hai là, Hợp tác xã
là tổ chức kinh tế vừa thể hiện tính kinh doanh vừa mang tính xã hội.
Tính xã hội của hợp tác xã
thể hiện ở điểm, bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh tạo ra thu nhập
thì hợp tác xã còn tạo điều kiện cho tất cả các thành viên của mình cùng lao động,
sản xuất, đóng góp trên cơ sở tự nguyện và được hưởng lợi từ việc lao động của
mình. Việc thành lập và phát triển của hợp tác xã không chỉ tạo ra việc làm cho
thành viên, giảm được tình hình thất nghiệp của xã hội mà còn tạo điều kiện
phát triển cho những cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập.
Ngoài ra, qua khái niệm hợp tác xã, có thể thấy đây là sự thể hiện của hình
thái kinh tế tập thể mang tính cộng đồng.
Ba là, Hợp tác xã
có số lượng thành viên tối thiểu là 07 thành viên.
Đặc điểm này xuất phát từ việc để thành lập hợp tác xã thì ít nhất
phải có ít nhất 07 thành viên tự nguyện tham gia thành lập hợp tác xã. Thành
viên của hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình, và cũng có thể là pháp
nhân. Để là thành viên của hợp tác xã cần đáp ứng những yêu cầu sau: Nếu là cá
nhân thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; nếu là
hộ gia đình thì phải có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật, cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Bốn là, Hợp tác xã
có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình.
Hợp tác xã là một tổ chức có tư cách pháp nhân, bởi tổ chức này
đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được công nhận là pháp nhân theo quy định tại
Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 . Cụ thể:
– Hợp tác xã là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp theo quy
định của Luật hợp tác xã.
Hợp tác xã được thành lập dưới sự tự nguyện thành lập của các sáng
lập viên thông qua hội nghị thành lập hợp tác xã. Hợp tác xã có điều lệ, có
tên, biểu tượng riêng của hợp tác xã, và có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trước khi chính thức đi vào hoạt động.
– Hợp tác xã cũng có cơ cấu tổ chức như cơ cấu tổ chức của một
pháp nhân, cũng có cơ quan điều hành, có điều lệ theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, bao gồm đại hội thành viên, hội đồng
quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Trong
đó, đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã.
Còn hội đồng quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã do hội nghị
thành lập hoặc đại hội thành viên bầu. Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều
hành hoạt động của hợp tác xã. Và Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên là cơ
quan/người do đại hội thành viên bầu và kiểm soát, giám sát hoạt động của hợp
tác xã.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Tài sản của hợp tác xã không chỉ là tiền (vốn góp, vốn huy động, vốn
hình thành trong quá trình hoạt động, các khoản trợ cấp, lợi nhuận), mà còn là
các phần vật chất khác như tài sản hiện hữu cố định, quyền sử dụng đất. Những
tài sản của hợp tác xã được quản lý và sử dụng theo nguyên tắc, quy định trong
điều lệ, trong quy chế quản lý tài chính, và hoàn toàn độc lập với tài sản
riêng của các xã viên (thành viên hợp tác xã).
Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động của hợp tác xã đều do hợp
tác xã chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình.
– Nhân danh mình độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Năm là, các thành
viên của hợp tác xã tham gia hợp tác xã không chỉ trên tinh thần tự nguyện,
cùng lao động sản xuất, cùng làm việc, cùng đầu tư mà còn trên cơ sở cùng phân
phối và cam kết sử dụng hàng hóa, dịch vụ do chính hợp tác xã cung cấp.
Trường hợp không sử dụng sản
phẩm dịch vụ trong thời gian từ 03 năm trở lên hoặc không làm việc trong hợp
tác xã từ 02 năm trở lên thì có thể bị mất tư cách thành viên. Điều này cũng
cho thấy sự khác biệt đối với các hình thái kinh doanh khác.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã được
quy định tại Điều 7 Luật Hợp tác xã năm 2012 thì:
- Cá
nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã.
Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp
tác xã thành viên.
- Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết
ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt
động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp
thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập
và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
- Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định
của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu
theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc
theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành
viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và
thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng
đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển
phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
2. Ưu, nhược điểm của hợp tác xã
Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp hay các tổ chức khác, hợp
tác xã cũng có những ưu nhược điểm nhất định:
– Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế mà có thể thu hút được nhiều
thành viên tham gia, tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của
những cá thể riêng lẻ, thể hiện tính xã hội cao. Tận dụng được nhân lực trong
xã hội, tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp trong xã hội. Tính xã hội
cao là một trong những ưu điểm của hợp tác xã.
– Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ
và bình đẳng, nên không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng
góp ít, các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn
đề của hoạt động của hợp tác xã. Điều này khiến hợp tác xã khi thành lập thu
hút được nhiều người muốn đầu tư trở thành thành viên của hợp tác xã.
– Thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn
đã góp vào hợp tác xã. Trường hợp này, trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho
cho các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm
lý lo lắng rủi ro khi tham gia vào hợp tác xã.
- Nhược điểm
của hợp tác xã:
– Cũng do cơ chế bình đẳng, dù đóng góp được nhiều hay ít vốn thì
đều có quyền quyết định như nhau đối với vấn đề của hợp tác xã, nên mô hình hợp
tác xã thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn. Các thành
viên góp vốn nhiều hơn sẽ cảm thấy quyền lợi quyết định không phủ hợp với số tiền
mà mình đầu tư, Như vậy dẫn tới hợp tác xã chủ yếu là những thành viên có lượng
vốn ít.
– Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông nên sẽ
có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã.
– Nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ
nguồn vốn góp từ các thành viên và có tiếp nhận thêm các khoản trợ cấp, hỗ trợ
từ Nhà nước và các tổ chức khác, nhưng qua đó cũng cho thấy khả năng huy động vốn
không cao so với các hình thái kinh tế khác. Số lượng vốn của hợp tác xã từ ban
đầu đã không nhiều dẫn đến việc khi cần có vốn không đáp ứng được nhu cầu.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Long Đoàn
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: