1. Khái niệm về
công ty cổ phần
Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2015 thì công ty cổ phần được
hiểu là:
Công ty cổ phần là doanh
nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu
là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp và quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp khác quy định tại Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mặt khác thì khi thiếu vốn thì công ty cổ phần có quyền phát
hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Để thành lập công ty cổ phần và đưa vào hoạt động kinh doanh, thì các bạn phải đáp ứng được các điều kiện sau
- Phải có đủ thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thành lập công ty cổ phần (ít nhất 03 người/ cổ đông) và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân cụ thể:
+ Đối với cá nhân thì không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp đều có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty cổ phần ; nếu không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp thì có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.
+ Đối với tổ chức thì tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính nếu không thuộc đối tượng bị cấm đều có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty cổ phần, có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.
-Vốn điều lệ và vốn pháp định: Tùy theo từng ngành nghề kinh doanh khác nhau pháp luật quy định yêu cầu số vốn khác nhau. Đối với ngành nghề không quy định vốn pháp định thì chủ thể kinh danh vẫn có thể đăng lý kinh doanh với số vốn tùy theo nhu cầu.
- Ngành nghề kinh doanh không thuộc các ngành nghề cấm kinh doanh của chủ thề. Không kinh doanh các ngành nghề theo quy định Khoản 1, Điều 6, Luật đầu tư 2014 bao gồm các ngành nghề như kinh doanh các chất ma túy; kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
của công ty cổ phần
Để thành lập công ty cổ phần yêu cầu đầy đủ các giấy tờ như theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Hồ sơ đăng kí thành lập công ty cổ phần bao gồm
các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký) (theo mẫu)
- Dự thảo điều lệ công ty (phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập)
- Danh sách cổ đông sáng lập (theo mẫu)
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
Nếu cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (chứng thực)
Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:
+ Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 4.1 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 96 Luật Doanh nghiệp).
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (khai theo mẫu)
Lưu ý: Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Các bước thực hiện thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp gồm các giấy tờ theo như quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp đến nộp hồ
sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh: Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Nộp hồ sơ tại quầy, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự. Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ
theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh
kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Trường hợp nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho doanh nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng kí doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn
trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả
giải quyết hồ sơ ( thời gian là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).
Thẩm quyền thực hiện việc đăng kí kinh doanh?
Theo như quy định tại Điều 13 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ki doanh nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền đăng kí doanh nghiệp là cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm các cơ quan sau:
- Ở cấp tỉnh quy định là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh). Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
- Ở cấp huyện quy định là Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
Thủ tục doanh nghiệp phải thực hiện sau khi có Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Bố cáo thành lập công ty cổ
phần và đăng trên cổng thông tin điện tử quốc gia về doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật cụ thể là thời gian đăng bố cáo là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng kí doanh nghiệp.
Bước 2: Khắc dấu và thông báo sử dụng con dấu. Các doanh nghiệp thực hiện việc khắc dấu và thông báo sử dụng con dấu theo như quy định.
Bước 3 : Kê khai thuế: lập
hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quận (nơi doanh nghiệp có trụ sở
chính); in hoá đơn. Việc kê khai thuế ban đầu của các doanh nghiệp thực hiện theo đúng thủ tục của luật thuế đã quy định.
Bước 4: Hàng tháng,
hàng quý, hàng năm kê khai và nộp thuế môn bài và nộp các loại thuế khác theo
quy định của pháp luật thuế.
Nếu có đủ các điều kiện thành lập doanh nghiệp là công ty cổ phần theo như yêu cầu. Để đăng kí thành lập doanh nghiệp thì người đi đăng kí phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ và thực hiện theo như các bước chúng tôi đã trình bày phía trên.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục thành lập công ty cổ
phần. Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ
thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia
của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp
luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Long Đoàn
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: