Hành vi cạnh tranh
không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí,
trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt
hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
khác.
Vụ việc cạnh
tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra,
xử lý theo quy định của pháp luật bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc
vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
LUẬT SƯ HILAP
Các hành vi Cạnh tranh
không lành mạnh bị cấm bao gồm:
1. Xâm phạm thông tin
bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập
thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của
người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng
thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin
đó.
2. Ép buộc khách hàng,
đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để
buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
3. Cung cấp thông tin
không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa
thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình
trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. Gây rối hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở,
làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
5. Lôi kéo khách hàng bất
chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối
hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến
mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch
vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không
chứng minh được nội dung.
6. Bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh
nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
CHUYÊN VIÊN HILAP
Cơ
quan tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Cơ quan tiến hành tố
tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Ủy ban Cạnh tranh
Quốc gia;
b) Hội đồng xử lý vụ việc
hạn chế cạnh tranh;
c) Hội đồng giải quyết
khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Cơ quan điều tra vụ
việc cạnh tranh;
Người tiến hành tố tụng
cạnh tranh:
a) Chủ tịch Ủy ban
Cạnh tranh Quốc gia;
b) Chủ tịch Hội đồng xử
lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Thành viên Hội đồng
xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Thành viên Hội đồng
giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
đ) Thủ trưởng Cơ quan
điều tra vụ việc cạnh tranh;
e) Điều tra viên vụ việc
cạnh tranh;
g) Thư ký phiên điều trần.
Nhiệm
vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh
tranh
1. Quyết định thành lập
Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh
tranh và chỉ định thư ký phiên điều trần trong số công chức của Ủy ban Cạnh
tranh Quốc gia.
2. Quyết định thay đổi
thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
3. Thành lập Hội đồng
giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời
là Chủ tịch Hội đồng.
4. Giải quyết khiếu nại
quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh
không lành mạnh.
5. Yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý
vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Quyết định xử lý vụ
việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
7. Quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh không lành mạnh.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn
khác theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018.
Hội
đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
1. Hội đồng xử lý vụ việc
hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập
để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự
giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt
động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Số lượng thành viên
Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là 03 hoặc 05 thành viên, do Chủ tịch
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định lựa chọn trong số các thành viên Ủy
ban Cạnh tranh Quốc gia, trong đó có 01 thành viên được phân công là Chủ tịch
Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
3. Khi xử lý vụ việc hạn
chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động theo nguyên
tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Nhiệm
vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch và các
thành viên của Hội đồng
1. Hội đồng xử lý vụ việc
hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định mở phiên
điều trần;
b) Triệu tập người tham
gia phiên điều trần;
c) Triệu tập người làm
chứng theo yêu cầu của các bên;
d) Quyết định trưng cầu
giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch;
đ) Yêu cầu Cơ quan điều
tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung;
e) Quyết định đình chỉ
giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh;
g) Quyết định xử lý vụ
việc hạn chế cạnh tranh;
h) Đề nghị Chủ tịch Ủy
ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản
2 và khoản 5 Điều 59 của Luật cạnh tranh 2018;
i) Nhiệm vụ, quyền hạn
khác theo quy định của Luật cạnh tranh 2018.
2. Chủ tịch Hội đồng xử
lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức xử lý vụ việc
hạn chế cạnh tranh;
b) Triệu tập và chủ trì
cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Ký văn bản của Hội đồng
xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn
khác theo quy định của Luật cạnh tranh 2018.
3. Thành viên Hội đồng
xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham gia đầy đủ
phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Thảo luận và biểu
quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn
chế cạnh tranh.
DỊCH VỤ LUẬT HỒNG THÁI
1. Tư
vấn về cạnh tranh không lành mạnh;
2. Đại
diện xử lý, bảo vệ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
3. Thu
thập hồ sơ, chứng cứ và các tài liệu cần thiết để xử lý hành vi cạnh tranh
không lành mạnh.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Pham Trang
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Các pháp nhân phi thương mại Khác so với pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhậu thì pháp nhân phi thương mại... |
Thành lập doanh nghiệp năm 2019 Bạn muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh? Bạn muốn thành lập thêm doanh nghiệp/công ty để phục vụ hoạt... |
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH Chi nhánh là một phần của công ty, mặc dù được phép tiến hành hoạt động kinh doanh, được xuất hóa... |
Thời hạn sử dụng mẫu dấu của công ty là bao lâu? Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang băn khoăn trong việc thay đổi mẫu dấu, con dấu của công ty... |
Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
03:39 | 05/07/2024
Trong thế giới hiện đại, nơi tri thức và sáng tạo đóng vai
trò then chốt cho sự phát triển, đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) nổi lên như một
lá chắn bảo vệ vô giá cho những ý tưởng đột phá và thành quả lao động trí tuệ.
Hãy tưởng tượng bạn đã dành cả
tâm huyết, mồ hôi và nước mắt để...
|
Thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
01:24 | 04/11/2023
Tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu như thế nào? Điều kiện để tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng được bảo hộ quyền tác giả? Thủ tục bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
gồm những giấy tờ nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái
tìm hiểu!
|
Biểu diễn tác phẩm không nhằm mục đích thương mại có phải xin phép chủ sở hữu không?
04:46 | 21/09/2023
Tác
phẩm được hiểu như thế nào? Biểu diễn tác phẩm âm nhạc không nhằm mục đích
thương mại có cần phải xin phép không? Người biểu diễn có được sao chép bản ghi
hình buổi biểu diễn của mình không?Trường hợp biểu diễn tác phẩm phải xin phép
mà không xin phép thì xử phạt như thế nào? Chi tiết nội...
|
[Cập nhật] Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
05:48 | 16/08/2023
Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là bao lâu?
05:54 | 18/09/2023
Nhãn
hiệu được hiểu như thế nào? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ? Thời hạn bảo hộ
đối với nhãn hiệu? Khi nhãn hiệu hết thời hạn bảo hộ, có thể gia hạn trong bao
lâu? GCN đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực của khi nào? Chi tiết nội dung xin
mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
[Cập nhật]Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền tác giả
05:52 | 16/08/2023
Giấy
chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp
đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu từ ngày 23/08/2023
05:30 | 25/08/2023
Đã
có nghị định mới thay thế Nghị định 103/2006/NĐ-CP, theo đó, mẫu tờ khai đăng
ký nhãn hiệu cũng sẽ thay đổi.
|
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
10:35 | 29/05/2023
Quyền tác giả là một loại
tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải
lập thành văn bản?
|
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
11:24 | 24/02/2023
Đối với hàng nhập khẩu
từ một nước không phải là nước sản xuất thì cách ghi tên hàng hóa phải thực hiện như
thế nào theo quy định hiện hành?
|
Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
06:05 | 16/09/2022
Quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nếu chủ sở...
|