Người
khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng
khi chết. Chế độ mai táng phí thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật nước
ta nhằm hỗ trợ người nhà có người khuyết tật có một khoản chi phí để lo ma chay
cho người khuyết tật khi họ chết.
LUẬT SƯ TƯ VẤN 19006248
1. Đối tượng được nhận chế độ hỗ trợ mai táng phí
và mức hỗ trợ mai táng phí
Người khuyết tật nặng và
người khuyết tật đặc biệt nặng là đối tượng được nhận chế độ mai táng phí.
Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này
bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều
4 Nghị định136/2013/NĐ-CP.
Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là
mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000 đồng. Trường
hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng với các
mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
2. Thủ tục để nhận chế độ hỗ trợ mai táng phí và mức hỗ trợ
mai táng phí
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng
cho ngươi khuyết tật bao gồm:
(1) Văn bản hoặc đơn đề
nghị của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng
cho đối tượng;
(2) Bản sao giấy chứng tử của người khuyết tật;
Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng:
(1) Cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình hoặc cá nhân tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
(2) Trong thời hạn 02
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn
bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội;
(3) Trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí
mai táng.
Quy định về chính sách nhà nước với NKT:
- Luật người khuyết tật 2010;
- Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
Những vấn đề cần lưu ý:
Dạng tật
1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất
chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động,
di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất
chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn
đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả
năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh
sáng và môi trường bình thường.
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối
loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với
những lời nói, hành động bất thường.
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả
năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân
tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những
chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn
mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều
này.
Mức độ khuyết tật
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do
khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực
hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác
phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp,
chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật
dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự
thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những
việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi,
trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không
thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Xác định mức độ khuyết tật
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào
quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật
thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng
ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo
quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và
Khoản 3 Điều này.
2. Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng
tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản
2 Điều 15 Luật người khuyết tật.
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám
định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước
ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết
luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng
giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định
y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ
giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định
y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động
dưới 61%.
4. Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa
trước ngày Nghị định này có hiệu lực kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức
độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện
việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1
Điều này.
5. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện việc
xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo phân cấp quản
lý ngân sách nhà nước.
6. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn về kinh phí quy định tại khoản 5 Điều này.
Chính sách xã hội hóa trợ
giúp người khuyết tật
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh
hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở
cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách theo quy
định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
trình Thủ tướng Chính phủ về loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở
chỉnh hình, phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, tạo việc làm
và cơ sở cung cấp dịch vụ khác giúp người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều
này.
Phạm Trang
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Tổng đài Tư vấn miễn phí: 1900 6248 - Email: luathongthai@gmail.com
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (Phòng Doanh nghiệp)
Bài viết liên quan: