Thứ nhất- tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng.
Việc làm này rất cần thiết bởi lẽ nó đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng luôn thận trọng chính xác, đạt độ chuẩn cao và như vậy sẽ có thể loại trừ được việc lợi dụng các cơ sở hở để vi phạm hợp đồng.. Vì vậy, việc tìm hiểu toàn diện các quy định về hợp đồng và có liên quan đến lĩnh vực mà mình tham gia giao dịch là điều cần làm đầu tiên, có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thứ hai. Tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về hình thức của hợp đồng về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.
- Trước hết về hình thức hợp đồng phải được bảo đảm đúng pháp luật. Những loại hợp đồng nào được pháp luật quy định lập thành văn bản thì phải tuân thủ. Nếu có quy định phải đăng ký ( như đối với các giao dịch bảo đảm) hoặc công chứng, chứng thực thì không bao giờ được tùy tiện bỏ qua. Việc vô tình hay cố ý bỏ qua không đăng ký, công chứng hoặc chứng thực sẽ làm hợp đồng vô hiệu và không có hiệu lực pháp lý. Cũng cần lưu ý đối với những loại hợp đồng pháp luật không bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản thì cũng nên cố gắng viết thành văn bản để bảo đảm chắc chắn rằng không bên nào từ chối được nội dung mà hai bên đã ký
- Đối với chủ thể của hợp đồng, những người tham gia ký kết hợp đồng phải đảm bảo đủ tư cách như: độ tuổi luật định, đủ năng lực hành vi và trong trường hợp đại diện để ký hợp đồng mà không phải là đại diện theo pháp luật thì phải có giấy ủy quyền. Cần chú ý với hợp đồng kinh doanh - thương mại thì hầu hết các chủ thể là pháp nhân do đó người đứng đầu hay người đại diện hợp pháp của pháp nhân như giám đốc, tổng giám đốc, chủ doanh nghiệp ký kết hoặc người đại diện do người đứng đầu pháp nhân đó ủy quyền thay mặt ký kết và việc ký kết và phải được đóng dấu hợp lệ của pháp nhân. Chỉ có ký kết hợp đồng đúng chủ thể thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý và có hiệu lực thi hành. Việc bảo đảm về hình thức của hợp đồng cũng như đảm bảo chủ thể khi ký kết hợp đồng sẽ loại trừ đáng kể những rủi ro không đáng có.
Thứ 3: Tìm hiểu kỹ đối tác trước khi chính thức đặt bút ký hợp đồng.
Nếu bạn không muốn " giao trứng cho ác" thì nhất định phải tìm hiểu kỹ đối tác mà mình đang dự định ký hợp đồng. Không chỉ lần đầu làm ăn với nhau mới tìm hiểu kỹ mà cả những lần sau nếu tiếp tục ký kết hợp đồng thì cũng thường xuyên xem xét lại khả năng điều kiện và những thay đổi của phía đối tác một cách cụ thể thông qua những nguồn thông tin mà bạn biết. Việc tìm hiểu kỹ đối tác sẽ cho bạn đánh giá được khả năng, sự tín nhiệm , những hạn chế của đối tác từ đó bạn sẽ có sự lựa chọn cần thiết khi ký kết hợp đồng.
Thứ 4: Soạn thảo nội dung hợp đồng chặt chẽ, đầy đủ nội dung cơ bản và ngôn ngữ phải chính xác.
Yếu tố này rất quan trọng trong, để bảo đảm sự chặt chẽ và đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng thì chúng ta phải tham khảo các mẫu hợp đồng hoặc nhờ luật sư tư vấn. Về ngôn ngữ văn phong trong bản hợp đồng thực hiện cho thấy sai một ly, đi một dặm. Nghĩa là rất nhiều trường hợp do ngôn ngữ, cách hành văn trong bản hợp đồng chưa chuẩn, tùy tiện đã gây ra các hậu quả không nhỏ.
Tốt nhất là khi soạn thảo hợp đồng xong, thì nhờ người
khác có am hiểu góp ý, các ý kiến của người ngoài cuộc thì sẽ sáng suốt hơn.
Cũng không nên chủ quan cho rằng mình đã ký kết nhiều
hợp đồng khác mà bỏ qua sự chặt chẽ và quên đưa vào đầy đủ các nội dung chủ yếu
của giao dịch trong bản hợp đồng vì sự cẩn thận của bạn không bao giờ thừa.
Về ngôn ngữ, văn phong trong bản hợp đồng thực hiện
cho thấy chỉ "sai một ly, đi một dặm" nghĩa là rất nhiều trường hợp
do ngôn ngữ, cách hành văn trong văn bản hợp đồng chưa chuẩn, tùy tiện đã gây
ra các hậu quả không nhỏ.
Nguyên tắc chung thì khi soạn thảo văn bản phải bảo đảm
ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, văn phong phải mạch lạc dễ hiểu và không hàm chứa
nhiều nghĩa, tức là chỉ được hiểu một nghĩa mà thôi. Từng dấu chấm, dấu phẩy phải
đặt đúng chỗ vì nếu đặt các dấu sai chỗ thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của
câu.
Điều cần chú ý là sau khi soạn thảo, đánh máy bao giờ
cũng phải đọc, dò lại để kiểm tra xem khâu đánh máy có thiếu sót gì không và
thêm một lần nữa để kiểm tra, cân nhắc lại từng câu từng chữ của bản hợp đồng.
Thứ 5- Nội dung của hợp đồng không được vi phạm
điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội.
Nếu bất kỳ nội dung nào mà hai bên thỏa thuận trong hợp
đồng mà vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì nội dung
đó bị vô hiệu, nhiều trường hợp làm cho hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ, điều này
cũng sẽ làm bạn phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề, chẳng hạn tài sản
giao dịch có thể bị tịch thu, không thu hồi được vốn, không được pháp luật bảo
hộ...
Đây thực chất là một biện pháp mang yếu tố kỹ thuật,
buộc người tham gia ký kết hợp đồng phải cân nhắc, xem xét về tính chất và hậu
quả xấu có thể xảy ra trước khi ghi các nội dung thỏa thuận vào văn bản.Lẽ đương nhiên người tham gia giao kết còn phải nhận
biết chính xác những quy định của pháp luật về lĩnh vực mình giao kết để tránh
không vi phạm.
Thứ 6- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đã
được pháp luật quy định.
Pháp luật dân sự, kinh doanh – thương mại quy định các
biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc,
ký quỹ, ký cược và tín chấp.
Tùy theo từng nội dung của giao dịch mà người tham gia
giao kết xem xét nên đưa hình thức bảo đảm nào vào sao cho phù hợp và không phải
giao dịch nào cũng giống nhau và áp dụng hình thức bảo đảm giống nhau.
Các biện pháp bảo đảm này có tính ràng buộc bên đối
tác để tạo sự tin tưởng và độ an toàn khi giao dịch (nhất là trong hoạt động
cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng).
Các biện pháp này nhìn chung là hiệu quả cao, ít xảy
ra hậu quả xấu nên thường được áp dụng phổ biến để phòng ngừa sự vi phạm hợp đồng
của bên đối tác.
Lưu ý: để bảo đảm tính pháp lý của hợp đồng khi
có áp dụng biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp tài sản thì cần phải làm thủ
tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng thủ tục pháp luật quy định..
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Tổng đài Tư vấn miễn phí: 1900 6248 - Email: luathongthai@gmail.com
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (Phòng Doanh nghiệp)
Có thể bạn quan tâm: