Ngày 27/7 hàng năm là
ngày cả nước ta dùng để chi ân những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tuổi trẻ,
sương máu của chính mình để giành độc lập về cho dân tộc Việt Nam.
Bác Hồ kính
yêu của chúng ta đã từng nhắc nhở: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc
chiến thắng tưng bừng của chúng ta trong ngày đại thắng, chúng ta phải nhớ đến
những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta... Máu đào của các liệt sĩ đã
làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói . Sự hy sinh dũng cảm của các liệt sĩ đã
chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do .
Nhân dân ta đời đời
ghi nhớ công ơn các liệt sĩ để vượt tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự
nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyển lại cho chúng ta''. Để có được độc lập –
tự do của dân tộc quân và dân ta đã có
nhiều cống hiến hy sinh, mất mát trong suốt 2 cuộc kháng chiến: chống Pháp và
chống Mỹ. Đã có rất nhiều chiến sỹ và đồng bào ta ngã xuống, biết bao tài sản
quý giá về kinh tế, văn hoá đã bị chiến tranh tàn phá một cách không thương tiếc.
Biết bao bà mẹ đã tiễn đứa con duy nhất - tiễn đến đứa con cuối cùng của mình
lên đường đánh giặc và không bao giờ còn được gặp lại dù chỉ một lần sau cuối.
Là người Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về những chiến công anh hùng, hành
động anh hùng, con người anh hùng liệt sỹ đã không tiếc tuổi thanh xuân, sẵn sàng hy
sinh tất cả vì độc lập - tự do của dân tộc.
nguồn internet
Đầu năm 1946 "Hội
giúp binh sĩ bị nạn" ra đời ở Thuận Hóa (Huế), rồi đến Hà Nội và một số địa
phương khác... Sau đó ít lâu, được đổi thành "Hội giúp binh sĩ bị thương".
Ở Trung ương, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam thành lập ngày 27-5-1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự. Chiều ngày 28-5-1946 tại Nhà hát lớn
Hà Nội, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam tổ chức một cuộc
nói chuyện quan trọng kêu gọi đồng bào gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến
sĩ bị thương.
Lịch sử, nguồn gốc ngày 27/7:
Để giúp các chiến sĩ
trong mùa đông giá rét, cuộc vận động "Mùa đông binh sĩ" được tổ chức
trong cả nước, mở đầu bằng Lễ khai mạc "Xung phong mùa đông binh sĩ"
được tổ chức chiều ngày 16-11-1946 tại Nhà hát Lớn Thành phố Hà Nội. Phát biểu
trong buổi lễ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Nước ta được giải phóng là nhờ
có xương máu của toàn dân và xương máu của các chiến sĩ đã hy sinh nơi tiền tuyến...
ở hậu phương chúng ta có gia đình ấm áp, ở tiền phương các binh sĩ phải chịu
rét mướt... Bây giờ, tôi có hai chiếc áo rét. Một chiếc tôi mặc đã mấy năm nay
và một chiếc của ủy ban vận động mùa đông binh sĩ vừa may biếu tôi. Cả hai chiếc
tôi tặng các binh sĩ ngoài mặt trận". Ủy ban vận động "Mùa đông
binh sĩ" có sáng kiến tổ chức bán đấu giá áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lấy
tiền mua nhiều chiếc áo khác cung cấp cho bộ đội ngoài mặt trận.
nguồn internet
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày
19-12-1946, hưởng ứng Lời kêu gọi cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả
nước nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh". Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên. Thương
binh, liệt sĩ trở thành vấn đề cần được quan tâm. Trước tình hình đó, cùng với
việc tiếp tục kêu gọi giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL ngày 16-2-1947 chính thức đặt chế độ "Lương
hưu thương tật" và "Tiền tuất cho thân nhân tử sĩ". Đây là văn bản
pháp quy đầu tiên về chính sách thương binh, liệt sĩ, khẳng định vị trí quan trọng
của công tác thương binh liệt sĩ đối với công cuộc kháng chiến cứu nước của dân
tộc.
Để chỉ đạo công tác này trong cả nước, ngày 26-2-1947,
Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập.
Tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm
"Ngày thương binh" để nhân dân ta có dịp tỏ lòng biết ơn, yêu mến
thương binh. Thực hiện chỉ thị của Người, một Hội nghị trù bị gồm đại biểu của
các cơ quan, các ngành ở Trung ương, và một số địa phương đã họp tại một địa điểm
ở xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nhất trí chọn ngày
27-7 hàng năm là Ngày thương binh toàn quốc. Ông Lê Tất Đắc, đại diện Chính trị
Cục Quân đội Quốc gia Việt Nam tham gia cuộc họp đã tóm lược về ngày đáng ghi
nhớ này bằng câu ca dao:
"Dù ai đi
Đông về Tây
27 tháng 7 nhớ ngày thương binh
Dù ai lên thác xuống ghềnh
27 tháng 7 thương binh nhớ ngày"
Ngày Thương binh liệt sỹ
được thành lập ngay sau khi nước thành lập năm 1945 đó là đến tháng 6/1947, đại
biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn
thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin
Tuyên truyền cùng một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công
tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một
ngày nào đó làm ngày Thương binh Liệt sỹ. Sau khi xem xét, các đại biểu đã nhất
trí chọn ngày 27/7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. Từ năm 1955, Đảng và
Nhà nước ta đã quyết định đổi tên ngày ''Thương binh toàn quốc'' thành “Ngày
thương binh liệt sĩ'' nhằm thể hiện đầy đủ hơn tình cảm của Đảng, nhà nước cùng
nhân dân đối với tất cả những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ quốc.
Những hi sinh, mất mát của
các anh hùng liệt sỹ sẽ mãi mãi được tạc ghi trong lòng của mỗi người dân Việt
Nam hôm nay và thế hệ mai sau. Ngày 27/7 hàng năm là ngày chúng ta dành để nhớ
ơn những anh hùng – liệt sỹ đã hy sinh để chúng ta có được ngày hòa bình độc lập
như hiện tại.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Tổng đài Tư vấn miễn phí: 1900 6248 - Email: luathongthai@gmail.com
Địa chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Chi nhánh: 134 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (Phòng Doanh nghiệp)
Phạm Trang
Có thể bạn quan tâm:
Vụ tranh chấp kịch tính: 7 người đàn ông thi nhau nhận làm cha 1 đứa trẻ
11:45 | 28/03/2022
Tại buổi làm việc, ngoài vợ chồng anh Tiến và anh Khoa, không rõ từ đâu 5 người đàn ông khác cũng kéo đến trụ sở công an khẳng định mình là cha đứa bé.
|
Trường hợp tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép bị xử lý hình sự thế nào?
09:57 | 09/01/2021
GD&TĐ
- Luật sư Nguyễn Hồng Thái cho biết, người tổ chức cho các ca nhập cảnh trái
phép đã làm lây lan dịch bệnh thì cần thiết phải áp dụng tình tiết tăng nặng là
"lợi dụng tình trạng dịch bệnh để phạm tội".
|
Cách ký tên, đóng dấu văn bản chuẩn theo Nghị định 30?
09:37 | 14/08/2020
Từ ngày 05/3/2020, cách ký tên, đóng dấu trên văn bản
hành chính sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 30. Theo đó, ngoài một
số thay đổi khi ký tên, đóng dấu trên văn bản giấy, Nghị định này còn bổ sung
hướng dẫn ký tên, đóng dấu trên văn bản điện tử.
|
Những điểm mới của Luật đầu tư năm 2020
11:17 | 14/07/2020
Mới đây Quốc hội đã chính
thức thông qua việc sửa đổi Luật đầu tư năm 2014, Vậy những điểm mới của Luật Đầu
tư (sửa đổi) so với Luật đầu tư năm 2014 được thể hiện như thế nào?
|
Những quy định mới nhất của Luật doanh nghiệp năm 2014 được Quốc hội biểu quyết thông qua?
11:09 | 18/06/2020
Ngày
17/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) với 90,68% phiếu
biểu quyết tán thành.
|
Sum vầy tiệc tất niên 2019
01:58 | 17/01/2020
|
Công ty Luật Hilap đồng hành cùng tạp chí điện tử Đồng Hành Việt
12:10 | 15/10/2019
|
Vụ nam thanh niên chết trong phòng xông hơi ở Hải Dương: Chủ nhà nghỉ Sơn Lịch không thể dửng dưng!
11:34 | 06/09/2019
|
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY 27/7 HÀNG NĂM?
12:27 | 27/07/2019
|
Kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra về vụ án dâm ô Nguyễn Hữu Linh
05:31 | 22/07/2019
Tháng 4 năm 2019, một vụ sàm sỡ bé gái trong thang máy trong chung cư Galaxy 9 tại Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, với Nguyễn Hữu Linh là nghi phạm.
|