Quyền tác giả là một loại
tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải
lập thành văn bản?
Căn cứ pháp lý:
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Nội dung:
1. Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền pháp luật cho phép cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chủ sở hữu có thế định đoạt một số quyền năng thuộc quyền sở hữu của mình thông qua việc từ bỏ, để thừa kế hoặc chuyển nhượng các quyền năng đó cho người khác thông qua hợp đồng.
Đây là hợp đồng dân sự, do vậy nó cũng có dấu hiệu đặc trưng là “sự thỏa thuận” của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Đây là dấu hiệu cơ bản để khẳng định giữa các bên có thiết lập quan hệ hợp đồng bởi không thể có hợp đồng nếu như không có sự thoả thuận để dẫn tới sự thống nhất ý chí của các bên.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là sự thoả thuận giữa các bên mà theo đó chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu một, một số quyền nhân thân, quyền tài sản của mình cho các cá nhân, tổ chức khác là bên được chuyển nhượng.
2. Điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả
Mặc dù hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả dựa trên sự tự do ý chí của các bên, tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, bên chuyển nhượng không thể chuyển giao tất cả quyền của mình cho bên được chuyển nhượng. Theo đó, điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả bao gồm:
- Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm
- Trong trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu.
- Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển nhượng quyền tác giả đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Cụ thể, các quyền tác giả được chuyển nhượng bao gồm:
- Các quyền nhân thân: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
- Các quyền tài sản:
+ Làm tác phẩm phái sinh
+ Sao chép tác phẩm
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập thành văn bản.
Bởi không như tài sản thông thường, quyền tác giả là một loại tài sản đặc biệt, ghi nhận quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình. Do đó, khi chuyển nhượng quyền này, các bên phải lập hợp đồng bằng văn bản, với các điều khoản bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Đây cũng là căn cứ để Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc chuyển nhượng quyền tác giả.
4. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải bao gồm các nội dung chủ yếu nêu trên. Ngoài ra, các bên trong quan hệ chuyển nhượng có thể thỏa thuận thêm một số nội dung khác phù hợp với các quy định pháp luật.
HV
Hi vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
03:39 | 05/07/2024
Trong thế giới hiện đại, nơi tri thức và sáng tạo đóng vai
trò then chốt cho sự phát triển, đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) nổi lên như một
lá chắn bảo vệ vô giá cho những ý tưởng đột phá và thành quả lao động trí tuệ.
Hãy tưởng tượng bạn đã dành cả
tâm huyết, mồ hôi và nước mắt để...
|
Thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
01:24 | 04/11/2023
Tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu như thế nào? Điều kiện để tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng được bảo hộ quyền tác giả? Thủ tục bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
gồm những giấy tờ nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái
tìm hiểu!
|
Biểu diễn tác phẩm không nhằm mục đích thương mại có phải xin phép chủ sở hữu không?
04:46 | 21/09/2023
Tác
phẩm được hiểu như thế nào? Biểu diễn tác phẩm âm nhạc không nhằm mục đích
thương mại có cần phải xin phép không? Người biểu diễn có được sao chép bản ghi
hình buổi biểu diễn của mình không?Trường hợp biểu diễn tác phẩm phải xin phép
mà không xin phép thì xử phạt như thế nào? Chi tiết nội...
|
[Cập nhật] Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
05:48 | 16/08/2023
Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là bao lâu?
05:54 | 18/09/2023
Nhãn
hiệu được hiểu như thế nào? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ? Thời hạn bảo hộ
đối với nhãn hiệu? Khi nhãn hiệu hết thời hạn bảo hộ, có thể gia hạn trong bao
lâu? GCN đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực của khi nào? Chi tiết nội dung xin
mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
[Cập nhật]Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền tác giả
05:52 | 16/08/2023
Giấy
chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp
đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu từ ngày 23/08/2023
05:30 | 25/08/2023
Đã
có nghị định mới thay thế Nghị định 103/2006/NĐ-CP, theo đó, mẫu tờ khai đăng
ký nhãn hiệu cũng sẽ thay đổi.
|
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
10:35 | 29/05/2023
Quyền tác giả là một loại
tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải
lập thành văn bản?
|
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
11:24 | 24/02/2023
Đối với hàng nhập khẩu
từ một nước không phải là nước sản xuất thì cách ghi tên hàng hóa phải thực hiện như
thế nào theo quy định hiện hành?
|
Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
06:05 | 16/09/2022
Quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nếu chủ sở...
|