Trong thời đại các nước mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,
các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn đến việc xây dựng nên
thương hiệu cho các sản phẩm dịch của mình, và quyền sở hữu trí tuệ đã trở
thành một tài sản rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp
không thể thiếu một logo riêng trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp mong muốn được bảo hộ sở hữu trí tuệ, có thể sẽ nhận được
nhiều tư vấn khác nhau về các quyền bảo hộ.
Trong
các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ không có quy định trực
tiếp nào đề cập đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo. Tuy nhiên theo
hai thuộc tính là tính phân biệt và tính sáng tạo như đã nói ở trên, logo có thể
được bảo hộ theo các cơ chế: quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh.
1. 1. Bảo hộ logo doanh nghiệp theo quyền
tác giả
Theo
quy định tại điều 3, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả: “Quyền tác giả là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Pháp
luật hiện hành quy định cơ chế quyền tác giả bao gồm rất nhiều loại đối tượng,
nhưng từ những đặc trưng riêng nên khi bảo hộ quyền tác giả, logo được nhìn nhận
dưới danh nghĩa là một “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” – là tác phẩm được thể hiện
bởi đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục.
Theo quy định của Luật
Sở hữu trí tuệ tại khoản 2 điều 4: “Quyền
tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu”. Đây là quyền mà pháp luật cho phép tác giả hay chủ sở hữu quyền
tác giả sử dụng đối với tác phẩm của mình. Để được bảo hộ quyền tác giả, logo
phải đảm bảo tính sáng tạo và tính nguyên gốc, không sao chép từ bất kỳ nguồn
nào. Ngoài ra cần phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.Quyền tác giả là quyền được
bảo hộ tự động. Theo đó quyền tác giả phát sinh kể từ khi
tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không
phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiền, ngôn ngữ đã công bố hay
chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ).
Như vậy, quyền tác giả không quy định bắt buộc đối với các tác giả nghĩa vụ
đăng ký và nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả. Dù vậy, trên thực thế, doanh
nghiệp thường đăng ký bảo hộ logo tại Cục bản quyền tác giả, tuy nhiên việc
đăng ký bảo hộ đó không có ý nghĩa như một thủ tục xác lập quyền nhưng có ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
trên thực tế.
Quyền tác giả chỉ bảo hộ
về mặt hình thức thể hiện tác phẩm. Quyền tác giả đối với
tác phẩm nói chung và logo doanh nghiệp nói riêng chỉ được giới hạn trong phạm
vi cụ thể của tác phẩm, quy bao gồm ý tưởng của tác giả thế hiện, bởi không một
ai có thể biết được một vấn đề đang nằm trong suy nghĩ của người khác. Như vậy,
logo doanh nghiệp chỉ được bảo hộ về mặt hình thức, bao gồm sự sắp xếp từ ngữ,
đường nét, hình khối, màu sắc theo những bố cục riêng, chứ không gồm cả nội
dung bên trong của nó.
Quyền tác giả đối với tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm sẽ mãi mãi thuộc về tác giả, được bảo
hộ vô thời hạn, trái lại quyền tài sản chỉ được bảo hộ có thời hạn. Tác giả có
thể đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó nếu tự mình bỏ ra toàn bộ công sức cũng
như tài chính để tạo ra. Còn nếu tác giả chỉ thực hiện thiết kế logo theo nhiệm
vụ hay hợp đồng của một doanh nghiệp, sau khi thiết kế xong sẽ chuyển giao tác
phẩm cho doanh nghiệp đó, thì doanh nghiệp đó được coi là chủ sở hữu quyền tác
giả.
1. 2. Bảo hộ logo doanh nghiệp theo quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luật
Sở hữu trí tuệ tại khoản 4 điều 4 quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”. Khi bảo hộ theo quyền sở hữu
công nghiệp, có thể coi logo dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa. Theo khoản 16 điều 4
Luật Sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu là dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Khi được dùng trong hoạt động kinh doanh, logo sẽ thành dấu hiệu riêng biệt nhằm
nhận diện, phân biệt với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp được phát sinh thông qua sự xác lập của cơ quan có
thẩm quyền. Trong khi quyền tác giả sẽ được bảo hộ tự động, thì quyền sở hữu
công nghiệp bắt buộc phải được làm thủ tục đăng ký xác lập quyền (trừ nhãn hiệu
nổi tiếng, bí mật kinh doanh). Như vậy để được bảo hộ theo pháp luật, logo cần
phải được doanh nghiệp đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ để logo đã
thành đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là có văn bằng bảo hộ của
Cục Sở hữu trí tuệ.
Tuy
nhiên không phải logo nào đăng ký là được bảo hộ. Để được đăng ký nhãn hiệu phải
đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra. Theo quy định tại điều 72 Luật Sở hữu trí
tuệ: Thứ nhất, nhãn hiệu phải được
nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều
hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Điều kiện này được hiểu là nhãn hiệu đó phải
dược nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người chứ không phải là vô hình
thông qua việc nhìn ngắm, quan sát nhãn hàng hóa và thấy được nhãn hiệu của
hàng hóa đó để phân biệt với hàng hóa dịch vụ khác. Hay nói cách khác nhãn hiệu
phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được.
Để có thể như vậy, nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ
hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
Thứ hai, có khả năng phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác và
không thuộc các trường hợp ở khoản 2 điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ. Dễ nhận biết, dễ ghi nhớ được hiểu là khi
quan sát thì người tiêu dùng có thể ấn tượng và lưu lại trong trí nhớ của mình,
bất kỳ ai klhi đã nhìn thấy nhãn hiệu cũng đều dễ dàng nhận biết và phân biệt
nhãn hiệu đó với các loại nhãn hiệu khác. Bên cạnh đó, nhãn hiệu không
mô tả sản phẩm dịch vụ có thể gây hiểu lầm hoặc vi phạm các trật tự, đạo đức xã
hội.
1. 3. Bảo hộ logo theo cơ chế pháp luật cạnh
tranh không lành mạnh
Theo
quy định của pháp luật tại khoản 6 điều 3 Luật cạnh tranh 2018, hành vi cạnh
tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện
chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh,
gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác.
Về
bản chất pháp luật hiện hành chỉ quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp nên có thể hiểu hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong sở hữu trí tuệ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu
công nghiệp. Tại điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh có nhắc đến: Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về
chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch
vụ. Trong đó chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn
thương mại hàng hóa, dịch vụ bao gồm
nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh (có thể hiểu là logo), khẩu hiệu
kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
quyền Sở hữu trí tuệ sẽ có những yếu tố sau: Thứ nhất, sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh
doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ, hoặc
gây nhầm lẫn về xuất xử, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc
điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; Thứ hai,
doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh với mục đích lợi dụng
danh tiếng và uy tín của các tổ chức; Thứ
ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra thiệt hại một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp bị xâm phạm.
Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
03:39 | 05/07/2024
Trong thế giới hiện đại, nơi tri thức và sáng tạo đóng vai
trò then chốt cho sự phát triển, đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) nổi lên như một
lá chắn bảo vệ vô giá cho những ý tưởng đột phá và thành quả lao động trí tuệ.
Hãy tưởng tượng bạn đã dành cả
tâm huyết, mồ hôi và nước mắt để...
|
Thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
01:24 | 04/11/2023
Tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu như thế nào? Điều kiện để tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng được bảo hộ quyền tác giả? Thủ tục bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
gồm những giấy tờ nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái
tìm hiểu!
|
Biểu diễn tác phẩm không nhằm mục đích thương mại có phải xin phép chủ sở hữu không?
04:46 | 21/09/2023
Tác
phẩm được hiểu như thế nào? Biểu diễn tác phẩm âm nhạc không nhằm mục đích
thương mại có cần phải xin phép không? Người biểu diễn có được sao chép bản ghi
hình buổi biểu diễn của mình không?Trường hợp biểu diễn tác phẩm phải xin phép
mà không xin phép thì xử phạt như thế nào? Chi tiết nội...
|
[Cập nhật] Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
05:48 | 16/08/2023
Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là bao lâu?
05:54 | 18/09/2023
Nhãn
hiệu được hiểu như thế nào? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ? Thời hạn bảo hộ
đối với nhãn hiệu? Khi nhãn hiệu hết thời hạn bảo hộ, có thể gia hạn trong bao
lâu? GCN đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực của khi nào? Chi tiết nội dung xin
mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
[Cập nhật]Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền tác giả
05:52 | 16/08/2023
Giấy
chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp
đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
|
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu từ ngày 23/08/2023
05:30 | 25/08/2023
Đã
có nghị định mới thay thế Nghị định 103/2006/NĐ-CP, theo đó, mẫu tờ khai đăng
ký nhãn hiệu cũng sẽ thay đổi.
|
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
10:35 | 29/05/2023
Quyền tác giả là một loại
tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải
lập thành văn bản?
|
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
11:24 | 24/02/2023
Đối với hàng nhập khẩu
từ một nước không phải là nước sản xuất thì cách ghi tên hàng hóa phải thực hiện như
thế nào theo quy định hiện hành?
|
Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
06:05 | 16/09/2022
Quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nếu chủ sở...
|