Về công tác Bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chỉ thị số 36/CT-TƯ ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị và nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị đều khẳng định vai trò và sức mạnh của cộng đồng trong hoạt động BVMT. Tuy nhiên để cộng đồng có thể thực hiện được nhiệm vụ cấp bách này, nhà nước phải có những bảo đảm pháp lý phù hợp và hiệu quả. Bởi lẽ:
Về công tác Bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chỉ thị số 36/CT-TƯ ngày
25/6/1998 của Bộ Chính trị và nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ
Chính trị đều khẳng định vai trò và sức mạnh của cộng đồng trong hoạt động BVMT.
Tuy nhiên để cộng đồng có thể thực hiện được nhiệm vụ cấp bách này, nhà nước phải
có những bảo đảm pháp lý phù hợp và hiệu quả. Bởi lẽ:
Thứ nhất, bởi nếu nhà
nước chỉ dừng lại ở việc thừa nhận quyền con người, quyền công dân trong hiến
pháp và pháp luật mà thiếu đi những đảm bảo, trong đó có bảo đảm pháp lý để thực
hiện nó thì những quyền này mới chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng. Bởi "bảo đảm pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
và mang tính chất quyết định, là cốt lõi, là sự thể chế hóa các bảo đảm chính
trị, kinh tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực có tính bắt buộc mà nhà nước,
các CQNN và xã hội phải thực hiện để bảo đảm quyền con người, quyền công dân".
Do vậy trong lĩnh vực môi trường, dù Hiến pháp 2013 ghi nhận "mọi người có
quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ BVMT" nhưng nếu
không có cơ chế pháp lý đảm bảo thì chúng cũng khó hoặc không thể thực hiện
trên thực tế.
Thứ hai, căn cứ vào nội dung của bảo đảm
pháp lý nói trên, bảo đảm pháp lý một phần chính là quy định của pháp luật. Do
vậy biện pháp bảo đảm pháp lý cũng mang đầy đủ tính chất của pháp luật nói
chung: tính chất khuôn mẫu, tính bắt buộc thực hiện và tính cưỡng chế. Bởi thế
trong hoạt động BVMT bảo đảm pháp lý chính là cơ sở, là chuẩn mực để căn cứ vào đó, cộng đồng có thể rõ những quyền,
nghĩa vụ của mình; giới hạn quyền; các biện pháp thực hiện và bảo vệ quyền…
Không chỉ thế, biện pháp bảo đảm pháp lý còn bao gồm cả hệ tư tưởng chính trị,
văn hóa pháp lý, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải thích, áp dụng
pháp luật. Đây chính là cơ sở để việc BVMT của cộng đồng trở thành ý thức BMVT,
thói quen BVMT và cao hơn là văn hóa BVMT- hình thức cao nhất để việc BVMT được
thực hiện hiệu quả trên thực tế.
Như vậy trong giai đoạn hiện nay, khi quyền con người
đối với môi trường đã được ghi nhận tại Hiến pháp 2013; đồng thời Luật BVMT
2014 cùng một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành được quy định theo hướng mở rộng
hơn quyền và nghĩa vụ của xã hội dân sự đối với môi trường, thì việc nghiên cứu
bảo đảm pháp lý đối với sự tham gia của cộng đồng trong BVMT trở thành nhu cầu
bức thiết.
KIM NGÂN
Mẫu hợp đồng thuê nhà cơ bản
03:29 | 29/06/2021
Bạn đang định thuê nhà để kinh doanh?
Bạn chưa rõ nên làm hợp đồng như nào cho phù hợp, đúng pháp luật? Hãy liên hệ
Hilap để được tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhanh chóng, chính xác nhất.
|
Cho phép nhà chung cư được xây dựng diện tích tối thiểu 25m2
03:01 | 04/06/2021
|
Quy định về phòng chống dịch COVID-19 mới nhất, các mức xử phạt vi phạm hành chính
11:03 | 11/05/2021
|
Câu chuyện đốt pháo ngày Tết
05:37 | 09/02/2021
Bản tin pháp luật tuần
này, ngoài những tin chính về pháp luật, chúng ta bàn về tình trạng đốt pháo
ngày Tết, đang tiềm ẩn thảm họa khôn lường.
|
Cẩn trọng khi giao dịch vay tiền trực tuyến
10:33 | 06/12/2019
|
Quốc hội thông qua dự án Luật dân quân tự vệ sửa đổi
08:58 | 23/11/2019
|
Quốc hội thông qua Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
08:52 | 23/11/2019
|
Công bố 06 Nghị Quyết của UBTV Quốc hội
03:49 | 23/10/2019
|
Những đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Lao động 2012
03:39 | 23/10/2019
|
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
07:31 | 16/10/2019
|