1.
Đối
tượng, điều kiện hỗ trợ
- Người
lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm
bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập,
tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị
sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ
các điều kiện sau:
- Tạm
hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của
hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm
2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện
hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2021.
- Đang
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động
tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
2.
Mức hỗ trợ và phương thức chi trả
Về mức hỗ trợ:
-
1.855.000 đồng/người
đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng
lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày).
-
3.710.000 đồng/người
đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng
lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.
-
Người lao động
đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi
con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ
trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ
hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
Về phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người
lao động.
3.
Hồ
sơ đề nghị
Bản
sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng
lương.
Danh
sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 05 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
Bản
sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy
tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc
Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận
chăm sóc thay thế trẻ em (là trẻ em chưa đủ 06 tuổi) của cơ quan có thẩm quyền
đối với đối tượng - 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
4.
Trình
tự, thủ tục thực hiện
Bước
1: Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đề nghị
cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội
xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Bước
2: Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục gửi hồ
sơ đề nghị ở trên đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính. Thời hạn
tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
Bước
3: Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp
huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước
4: Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo
thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội