1.
Điều
kiện vay vốn
Người
sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc khi có đủ các điều kiện sau:
- Có
người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến
tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15
ngày liên tục trở lên do sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng
lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa
điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do
kinh tế (- thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau: Trường hợp
ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa
thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; Trường hợp phải ngừng việc trên 14
ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm
tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu)
và trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm
2022.
- Không
có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm
đề nghị vay vốn.
Người
sử dụng lao động được vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất,
kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau:
- Đối
với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01
tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022
+ Người
sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021
đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.
+ Có
người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến
thời điểm đề nghị vay vốn.
+ Có
phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.
+ Không
có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm
đề nghị vay vốn.
- Đối
với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch,
dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh:
+ Có
người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến
thời điểm đề nghị vay vốn.
+ Có
phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.
+
Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời
điểm đề nghị vay vốn.
2.
Mức
cho vay, thời hạn cho vay, thời hạn giải ngân
Vay
vốn trả lương ngừng việc: Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối
với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 03
tháng; thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
Vay
vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất: Mức cho vay tối đa bằng
mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao
động. Thời gian hưởng chính sách hỗ trợ tối đa 03 tháng; thời hạn vay vốn dưới
12 tháng.
Việc
giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội cho người sử dụng lao động đối với
các tháng 5, 6, 7 năm 2021 được thực hiện 01 lần; thời hạn giải ngân đến hết
ngày 05 tháng 4 năm 2022 hoặc khi giải ngân hết 7.500 tỷ đồng được Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.
3.
Hồ
sơ đề nghị vay vốn
-
Giấy đề nghị vay vốn
theo Mẫu 12a, 12b, 12c tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
-
Danh sách người
lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu 13 a, 13b, 13c tại Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định này.
-
Bản sao có chứng
thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh
doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Giấy
phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề
kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng
nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).
-
Giấy ủy quyền (nếu
có).
-
Bản sao văn bản về
việc người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01
tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 (đối với vay vốn trả lương phục
hồi sản xuất, kinh doanh).
-
Phương án hoặc kế
hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với đối tượng (Đối với người sử dụng
lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết
ngày 31 tháng 3 năm 2022; Đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực
vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh như mục điều
kiện vay vốn đã nêu)
-
Bản sao thông báo
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của cơ quan thuế đối với người sử
dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ
lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để
phục hồi sản xuất, kinh doanh.
4.
Trình
tự, thủ tục thực hiện
Thứ
nhất, người sử dụng lao động tự kê khai, lập danh sách, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với số lao động ngừng việc, số lao
động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; phục hồi sản
xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động; có trách nhiệm hoàn trả vốn vay
đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng Chính sách xã hội và đáp ứng điều kiện vay vốn như
ở trên nêu.
Thứ
hai, người sử dụng lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận danh sách
người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã
hội của người lao động, làm căn cứ để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay.
Thứ
ba, người sử dụng lao động gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đến Ngân hàng Chính sách
xã hội nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc
nơi cư trú đối với hộ kinh doanh, cá nhân. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay
vốn chậm nhất đến hết ngày 25 tháng 3 năm 2022.
Thứ
tư, trong 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị vay vốn của
người sử dụng lao động, Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt cho vay. Trường hợp
không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.
Thứ
năm, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận tái cấp vốn, Ngân hàng Chính sách
xã hội thực hiện giải ngân đến người sử dụng lao động.
5.
Nguồn
cho vay và chi phí quản lý:
- Nguồn
vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho người sử dụng lao động vay
theo quy định tại Quyết định này là nguồn vay tái cấp vốn tối đa 7.500 tỷ đồng,
không có tài sản bảo đảm, lãi suất 0%/năm từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời
hạn giải ngân tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến hết ngày 31 tháng
3 năm 2022 hoặc khi giải ngân hết nguồn tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến
trước.
- Ngân
sách nhà nước cấp phí quản lý từ nguồn chi đầu tư phát triển cho Ngân hàng
Chính sách xã hội theo mức 1%/năm trên số dư nợ giải ngân cho vay thực tế theo
quy định tại Quyết định này.
6.
Chuyển
nợ quá hạn và xử lý rủi ro vốn vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội
- Đến
kỳ hạn trả nợ, nếu người sử dụng lao động vay vốn không trả được nợ hoặc người
sử dụng lao động vi phạm hợp đồng tín dụng đã ký thì Ngân hàng Chính sách xã hội
chuyển toàn bộ số dư nợ còn lại của khoản vay sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất
nợ quá hạn là 12%/năm. Số tiền lãi quá hạn thu hồi được giảm trừ vào chi phí quản
lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp hằng năm.
- Sau
03 năm kể từ ngày khoản nợ vay của người sử dụng lao động bị chuyển nợ quá hạn,
sau khi Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp mà không thu hồi
được nợ và người sử dụng lao động không còn khả năng trả nợ do các nguyên nhân
được quy định trong quy chế xử lý rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân
hàng Chính sách xã hội tổng hợp, lập hồ sơ xử lý rủi ro theo hướng dẫn và báo
cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổng hợp,
xem xét, quyết định xử lý rủi ro.
- Trường
hợp Ngân hàng Chính sách xã hội thu hồi được khoản nợ đã được xoá thì số thu hồi
được giảm trừ vào chi phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân
sách nhà nước cấp hằng năm.
7.
Xử
lý rủi ro khoản nợ tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quyết định xử lý rủi ro đối với khoản vay tái cấp vốn của
Ngân hàng Chính sách xã hội theo việc được phép sử dụng khoản dự phòng rủi ro
trích lập từ nguồn chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý
đối với khoản nợ tái cấp vốn tại Nghị quyết này phát sinh quá hạn từ 03 năm trở
lên.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội