1.
Đối
tượng hỗ trợ: Là người lao động và người sử dụng lao động
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể:
Về người lao động
có 3 trường hợp sau:
v Trường
hợp 1: Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc, gồm có:
- Người
làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác
định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định
có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết
giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15
tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người
làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán
bộ, công chức, viên chức;
- Công
nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ,
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ
yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ
sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục
vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng
sinh hoạt phí;
- Người
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người
quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người
hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
v Trường
hợp 2: Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy
phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định
của Chính phủ.
v Trường
hợp 3: Người lao động là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân
Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp 1 ở trên.
Về người sử dụng lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,
đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác
và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Ngoài
ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
2.
Điều
kiện hỗ trợ:
- Thứ
nhất, người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng
vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4 năm 2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch
COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên
tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị so với tháng 4 năm 2021. Số lao động tham gia bảo
hiểm xã hội tính giảm bao gồm:
+ Số
lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp
luật trừ đi số lao động mới giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong
khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày người sử dụng lao động có
văn bản đề nghị.
+ Số
lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà thời gian tạm hoãn thực
hiện hợp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
+ Số
lao động đang nghỉ việc không hưởng tiền lương mà thời gian nghỉ việc không hưởng
tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
+ Số
lao động đang ngừng việc mà thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên
trong tháng.
- Thứ
hai, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm thuộc điều kiện thứ nhất ở
trên chỉ bao gồm người làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không
xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên,
người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền
lương; không bao gồm người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng
5 năm 2021.
3.
Thời
gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
- Người
lao động và người sử dụng lao động đủ điều kiện như trên này được tạm dừng đóng
vào quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng tính từ tháng người sử dụng lao động nộp hồ
sơ đề nghị.
- Đối
với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo
Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày
19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện và được giải quyết tạm dừng
đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại Quyết định này thì tổng thời
gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do bị ảnh hưởng bởi đại dịch
COVID-19 không quá 12 tháng.
4.
Đóng
bù vào quỹ hưu trí và tử tuất:
- Hết
thời gian tạm dừng đóng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng tính từ tháng
người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị, thì người lao động và người sử dụng
lao động tiếp tục đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất và đóng bù cho thời gian tạm
dừng đóng (đối với cả người lao động ngừng việc hưởng tiền lương theo Điều 99 Bộ
luật Lao động 2019), số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định
tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội (số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất
đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền,
thời gian chậm đóng).
- Kể
từ thời điểm kết thúc thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất,
nếu người sử dụng lao động không thực hiện việc đóng bù cho thời gian tạm dừng
đóng thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng
khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử
dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào
tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong
thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người lao động đủ điều kiện
hưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì người
sử dụng lao động và người lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng
đóng để giải quyết chế độ cho người lao động.
5.
Trình
tự, thủ tục thực hiện:
- Trong
thời gian từ ngày Quyết định 23/2021/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành đến hết ngày
30 tháng 6 năm 2022, người sử dụng lao động nộp văn bản đề nghị theo Mẫu số 01
tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi
đang tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.
- Trong
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động,
cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ
hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì trả lời bằng văn bản và nêu
rõ lý do.
- Các
trường hợp đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại
Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
thì trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số
59/2015/TT-BLĐTBXH số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
