Chào Hilap, tôi hiện đang có một nhãn
hiệu đã kinh doanh được 3 năm có một danh tiếng nhất định và đã đăng ký với Cục
Sở hữu trí tuệ. Đến nay tôi đã tích lũy được một số vốn nhất định, nên tôi muốn
chuyển hướng kinh doanh của mình sang một hình thức khác để có thể phát triển tốt
hơn. Mong Hilap tư vấn cho tôi về những luu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu theo
pháp luật hiện hành?
Chào bạn!
Cảm ơn sự tin tưởng của bạn, Hilap xin tư vấn về vấn đề bạn đang thắc mắc qua
các điểm sau:
1.
Cơ sở pháp lý
-
Văn bản hợp nhất số
07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
-
Nghị định
22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu
trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.
2.
Khái niệm
-
Nhãn hiệu là
dấu hiệu ( tài sản vô hình) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau.
-
Chuyển nhượng nhãn
hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu tài
sản vô hình của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ
thuộc vào ý trí của các bên, tuy nhiên hoạt động này vẫn chịu sự quản lý của
nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp.
3.
Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu (Điều 138 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu
trí tuệ năm 2005)
-
Việc chuyển nhượng
nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
-
Hợp đồng chuyển
nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước
về quyền sở hữu công nghiệp.
4.
Điều kiện hạn chế chuyển nhượng nhãn hiệu
Không phải
mọi nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều được chuyển nhượng
và không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận chuyển nhượng nhãn hiệu. Pháp luật
Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn
hiệu phải tuân theo:
-
Chủ sở hữu nhãn hiệu
chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;
-
Việc chuyển nhượng
quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của
hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
-
Quyền đối với nhãn
hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với
người có quyền đăng ký nhãn hiệu.
5.
Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
-
Hợp đồng chuyển
nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau:
-
Tên và địa chỉ đầy
đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
-
Căn cứ chuyển nhượng;
-
Giá chuyển nhượng;
-
Quyền và nghĩa vụ
của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
-
Các bên có thể thỏa
thuận các điều khoản khác không trái với quy định của pháp luật.
6.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hồ sơ
bao gồm các tài liệu:
-
Tờ khai đăng ký
theo mẫu quy định;
-
Bản gốc hoặc bản
sao hợp lệ hợp đồng;
-
Bản gốc văn bằng bảo
hộ;
-
Văn bản đồng ý của
các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ
sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu
chung;
-
Chứng từ nộp phí,
lệ phí;
-
Giấy ủy quyền nộp
hồ sơ cho Hilap.
7.
Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đòng chuyển nhượng
nhãn hiệu.
Bươc 2: Thức hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại
Cục Sở hữu trí tuệ. Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển
nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng
nhãn hiệu
Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ thực
hiện các hoạt động sau:
Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đang ký hợp đồng
chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức.
Sau đó tiến hành ghi nhận và văn bằng bảo hộ chủ sở hữu
mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và Sổ đăng ký
quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng
chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời
hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Bích Hợp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!