Bạn đang có công ty kinh doanh các sản
phẩm trong nước hoặc nước ngoài, thì để người tiêu dùng hiểu rõ về sản phẩm
cũng như theo đúng quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện nay bạn cần đăng ký chỉ
dẫn địa lý cho sản phẩm đó. Bài viết sẽ tập trung phân tích về chỉ dẫn địa lý
và thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý.
1.
Khái
niệm
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm
có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
2. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa
lý thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhận đó
hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực
hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ
dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
3.
Quyền
sở hữu và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý
Quyền sở hữu chỉ dẫn địa
lý thuộc về Nhà nước. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản
lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa
lý cho tổ chức quản lý thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý.
4.
Quyền
sử dụng chỉ dẫn địa lý
Cá nhân, tổ chức sản xuất/kinh doanh sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý trong khu vực địa lý tương ứng.
5.
Sử
dụng chỉ dẫn địa lý
·
Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh
·
Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán
hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
·
Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ.

6.
Điều
kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
v Chỉ
dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều
kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ
dẫn địa lý đó quyết định.
v Các
đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
- Tên
gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
- Chỉ
dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị
chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ
dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử
dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản
phẩm;
- Chỉ
dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
7.
Thủ
tục đăng ký chỉ dẫn địa lý
7.1.
Tài liệu tối thiểu
- 02
Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số: 05 – CDĐL Phụ lục A (Ban
hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học
và Công nghệ);
- Bản
mô tả tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm;
- Bản
đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Chứng
từ nộp phí, lệ phí.
7.2.
Các tài liệu khác (nếu có)
- Giấy
uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp thông qua tổ chức dịch vụ
đại diện sở hữu công nghiệp);
- Tài
liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu bảo hộ có chứa
các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài
liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài
liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài
liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
7.3.
Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký
- Mỗi
đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu
cấp phải phù hợp với chỉ dẫn địa lý nêu trong đơn;
- Mọi
tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được
làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư
01/2007/TT-BKHCN đã được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN thì phải
được dịch ra tiếng Việt;
- Mọi
tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng
biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x
297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ
Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc
tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
- Đối
với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy
đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
- Mỗi
loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó
bằng chữ số Ả-rập;
- Tài
liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch
sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể
thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp
đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận
(và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
- Thuật
ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng
địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử,
quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);
- Đơn
có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần
hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
7.4.
Phí, lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Lệ
phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí
công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí
tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ
- Phí
thẩm định nội dung: 1.200.000VNĐ
7.5.
Thời hạn xử lý đơn đăng ký chỉ dẫn địa
lý
Kể
từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được xem
xét theo trình tự sau:
- Thẩm
định hình thức: 01 tháng
- Công
bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết
định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm
định nội dung: không quá 06 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
7.6.
Hình thức nộp đơn
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức
nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến
của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
v Hình
thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký chỉ
dẫn địa lý trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp
nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Trụ
sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà
Nội.
- Văn
phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7,
tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ
Chí Minh.
- Văn
phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số
135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký chỉ dẫn
địa lý qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện,
sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong
các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền
đã nộp. (Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận
đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện
tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).
v Hình
thức nộp đơn trực tuyến
- Điều
kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số,
đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí
tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
- Trình
tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn
đăng ký chỉ dẫn địa lý trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu
trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận
đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu
trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp
đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các
ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp
trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu
tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc
cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài
liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường
hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực
tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn
trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
Bích
Hợp

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!