Xin chào Hilap, hiện công ty tôi đang có nhãn hiệu
và bên tôi đang quan tâm đến những vẫn đề pháp lý như: Nhãn hiệu như thế nào bị
coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam? Tỷ lệ vi phạm là bao nhiêu phần
trăm thì bị xử lý vi phạm ? Mong Hilap tư vấn giúp công ty tôi!
Để trả lời
câu hỏi trên Hilap sẽ tập trung tư vấn chủ nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục giám
định nhãn hiệu tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ. Kết luận giám định chỉ ghi nội
dung có vi phạm hay không vi phạm và kết quả đó được coi là nguồn chứng cứ để
các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc tiến hành xử lý vi phạm chính thức
đối với hành vi, vi phạm nhãn hiệu.
1.
Cơ sở pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã sửa đổi bổ
sung 2009, 2019.
2.
Hồ sơ cần cung cấp
để thực hiện thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu
Để tiến
hành xử lý vi phạm doanh nghiệp cần xác lập căn cứ vi phạm thông qua việc cung
cấp các tài liệu như sau:
·
Giấy ủy quyền;
·
Bản sao công chứng
giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu
nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu;
·
Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chứng minh thư công chứng đối với chủ
văn bằng nhãn hiệu là cá nhân;
·
Mẫu sản phẩm mang
nhãn hiệu của doanh nghiệp;
· Mẫu sản phẩm của
bên vi phạm nhãn hiệu hoặc tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của
bên vi phạm;
·
Thông tin bên vi
phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (nếu có).
·
Thực hiện giám định
nhãn hiệu để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với nhãn hiệu
đã được bảo hộ;
3.
Giám định nhãn hiệu
Sau khi nhận
ủy quyền của doanh nghiệp, cá nhân, HiLap tiến hành thực hiện thủ tục Giám định
nhãn hiệu tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ.
·
Tra cứu, xác định
chính xác đối tượng giám định;
·
Tra cứu, xác định
chính xác nội dung yêu cầu giám định;
·
Thời gian giám định
nhãn hiệu thông thường là 22 ngày làm việc, hoặc giám định nhanh nhất là 03
ngày làm việc.
4.
Tư vấn cảnh báo vi phạm đối với bên vi phạm
Sau khi có kết quả Giám định nhãn hiệu, Hilap tiến hành
thực hiện cảnh báo thông qua tư cách đại diện sở hữu trí tuệ yêu cầu bên vi phạm
chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu:
·
Tra cứu, xác định
chính xác thông tin đơn vị vi phạm;
·
Tư vấn, soạn thảo
các văn bản yêu cầu đơn vị vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu.
·
Đại diện cho doanh
nghiệp liên hệ làm việc với bên vi phạm yêu cầu chấm dứt vi phạm.
5.
Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi
phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính
Đại diện thực
hiện thủ tục xử lý theo vi phạm hành chính: liên hệ và tiến hành nộp đơn yêu cầu
xử lý vi phạm lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan quản lý thị trường,
Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Cơ quan Công an Kinh tế, thanh tra
Khoa học công nghệ; Bộ thông tin truyền thông,…