Tăng vốn điều lệ sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp?
Vốn điều lệ được tăng tuỳ theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nào cũng muốn mở rộng quy mô và tăng vốn điều lệ. Vậy việc tăng vốn điều lệ sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp. Đây là chủ đề mà bài viết sẽ phân tích kỹ giúp ích hơn cho doanh nghiệp.
Loại
hình doanh nghiệp
|
Các
trường hợp tăng vốn điều lệ
|
Công
ty cổ phần (Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020)
|
-
Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;
-
Chào bán ra công chúng;
-
Chào bán cổ phần riêng lẻ.
|
Công
ty TNHH 1 thành viên (khoản 1, 2 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020)
|
-
Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn;
-
Huy động thêm vốn góp của người khác;
-
Huy động thêm trái phiếu;
-
Chuyển thành công ty cổ phần để phát hành và chào bán cổ phần.
|
Công
ty TNHH 2 thành viên (khoản 1, 2 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020)
|
-
Tăng vốn góp của thành viên;
-
Tiếp nhận thêm thành viên mới;
-
Huy động thêm trái phiếu;
-
Chuyển thành công ty cổ phần để phát hành và chào bán cổ phần.
|
Công
ty hợp danh (Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020)
|
-
Thành viên hợp danh tăng vốn góp;
-
Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.
|
Doanh
nghiệp tư nhân (khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020)
|
-
Chủ doanh nghiệp tư nhân góp thêm vốn
|
1.
Sự
tác động của tăng vốn điều lệ đến doanh nghiệp
·
Tăng vốn điều lệ mang lại các tác động
tích cực cho doanh nghiệp, cụ thể là:
-
Doanh nghiệp có thêm kinh phí để đầu tư, thực hiện các chiến lược kinh doanh.
-
Tạo điều kiện để hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp khác có quy mô lớn. Mặt
khác, vốn điều lệ cao sẽ tạo sự tin tưởng hơn cho các đối tác.
-
Tạo danh tiếng cho doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
-
Việc tăng vốn điều lệ nhờ gia tăng số lượng thành viên góp vốn có thể giảm đi rủi
ro tài chính giữa các thành viên.
-
Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp giúp tăng mức vốn vay tại các ngân hàng
·
Khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp và
thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp có thể gặp một số rủi ro sau:
-
Nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên trong doanh nghiệp được tăng lên bởi
vì trách nhiệm đó sẽ căn cứ vào số vốn điều lệ mà các thành viên góp vào.
-
Tăng mức lệ phí môn bài phải đóng hằng năm trong trường hợp tăng vốn lớn hơn 10 tỷ đồng.
2.
Thủ
tục tăng vốn điều lệ đối với mỗi loại hình doanh nghiệp
Không chỉ phải giải quyết trong nội bộ
doanh nghiệp, khi thay đổi vốn điều lệ công ty cá nhân, tổ chức còn phải thông
báo bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp không thông báo thay đổi,
công ty sẽ bị xử lý vi phạt hành chính từ 10.000.000 – 20.000.000 theo Khoản 3,
Điều 28, Mục 4, Chương II Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
·
Các bước quy trình để tăng vốn điều lệ:
Bước
1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tăng vốn
Bước
2: Cá nhân, tổ chức soạn thảo hồ sơ tăng vốn điều lệ các loại hình doanh
nghiệp theo quy định
Bước
3: Gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký để
thẩm định hồ sơ
Bước
4: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ thủ tục tăng vốn điều lệ và gửi
lại cá nhân
Bước
5: Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, kiểm tra và xử lý hồ sơ thay đổi vốn
điều lệ
Bước
6: Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới với
nội dung vốn điều lệ mới
–
Trường hợp hồ sơ tăng vốn điều lệ được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ
tiến hành cấp Giấy đăng ký kinh doanh mới
–
Trường hợp hồ sơ tăng vốn điều lệ không được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh
doanh sẽ gửi lại thông báo lý do
Bước
5: Cá nhân, tổ chức đến Phòng Đăng ký kinh doanh theo lịch hẹn ở Giấy biên nhận
để nhận kết quả.
·
Một số lưu ý :
Thời
hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ là theo quy định tại khoản 1, 2 điều 30 của luật
doanh nghiệp và điều 51 (Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp)
nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định , trong vòng 10 ngày kể từ ngày các thành
viên, cổ đông góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ (góp vốn trước), doanh nghiệp có
nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN tăng vốn (làm thủ
tục sau) trên phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Lệ
phí môn bài khi tăng vốn điều lệ thì căn cứ vào điểm a1 khoản 1 Điều 5 Thông tư
302/2016/TT-BTC thì “…a.1) Khai lệ
phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày
cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh”. Như vậy, với
trường hợp tăng vốn điều lệ hiện nay sẽ không cần nộp lại tờ khai thuế, lệ phí
môn bài. Tuy nhiên nếu có thay đổi về mức lệ phí môn bài thì sẽ nộp mức lệ phí
môn bài mới vào năm tiếp theo. Tuy nhiên, từ ngày 05/12/2020 Theo Khoản
1 điều 10 nghị định 126/2020/NĐ-CP ghi rõ “Trường
hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ
phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin
thay đổi.“