(ĐSPL)- “Kinh doanh dịch vụ phòng
cháy, chữa cháy là ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải có văn bằng, chứng
chỉ phù hợp cơ sở vật chất phương tiện thiết bị và nhiều điều kiện khác”,
luật sư Nguyễn Hồng Thái nhận định.
Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi năm 2013
có hiệu lực từ ngày 1/7 cho phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
(PCCC). Liên quan đến vấn đề này, báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc phỏng vấn
luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng
Nghiệp.
PV: Thưa luật sư, xin luật sư cho biết:
chủ hộ gia đình, các cá nhân và cơ quan nhà nước có trách nhiệm như thế nào
trong việc PCCC?
Luật sư Nguyễn Hồng Thái:
1. Trách nhiệm PCCC của chủ hộ gia đình
-Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình
thực hiện quy định của pháp luật về PCCC;
-Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục
kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
-Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia
đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản
lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.
2. Trách nhiệm PCCC của Cá nhân:
-Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về
PCCC của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
-Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần
thiết về PCCC; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện PCCC thông dụng;
-Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa,
sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
-Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy,
hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC;
-Thực hiện quy định khác có liên quan đến
trách nhiệm cá nhân trong Luật PCCC.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và
đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc
lồng ghép kiến thức và kỹ năng về PCCC vào chương trình giảng dạy, hoạt động
ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp.
PV: Theo luật sư, việc cho phép kinh
doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy này có những điều kiện thuận lợi nào và có
những khó khăn nào đối với các doanh nghiệp?
Luật sư Nguyễn Hồng Thái: Kinh doanh dịch vụ
PCCC là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm:
- Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn
giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống PCCC;
tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương
tiện, thiết bị PCCC;
- Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC;
- Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư
PCCC.
Kinh doanh dịch vụ PCCC phải đáp ứng đủ các
điều kiện sau đây:
- Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại
diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC phải có văn bằng, chứng
chỉ phù hợp với hoạt động kinh doanh;
- Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị
và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.
Việc cho phép kinh doanh dịch vụ PCCC có những
thuận lợi:
Mở ra một ngành nghề kinh doanh mới và tạo
điều kiện xã hội hóa công tác phòng cháy chữa cháy.
Luật hóa một chính sách cũng tạo điều kiện tốt
hơn cho việc điều chỉnh một quan hệ xã hội
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số khó
khăn: Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy là ngành nghề kinh doanh có điều
kiện phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp cơ sở vật chất phương tiện thiết bị và
nhiều điều kiện khác.
Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định
kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy (PCCC) là một ngành nghề kinh doanh có
điều kiện mới.
Kinh doanh dịch vụ PCCC được cung cấp dịch vụ
như tư vấn thiết kế, thẩm định, giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật;
thi công, lắp đặt hệ thống PCCC; tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC; sản xuất, lắp
ráp phương tiện, thiết bị PCCC; Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC; Kinh
doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC.
Điều kiện để được kinh doanh dịch vụ PCCC
bao gồm các điều kiện đối với chủ doanh nghiệp kinh doanh và các điều kiện về
cơ sở vật chất, phương tiện…
Luật mới sửa đổi nên còn cần thời gian chờ
Nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể để luật đi vào cuộc sống.
PV: Theo luật sư thì nhà nước ta nên có
những biện pháp như thế nào để hỗ trợ việc thực hiện kinh doanh dịch vụ phòng
cháy chữa cháy?
Luật sư Nguyễn Hồng Thái: Nhằm hỗ trợ thực
hiện công tác kinh doanh dịch vụ PCCC, nhà nước tạo điều kiện mở các khóa đào tạo
cấp chứng chỉ cần thiết để người kinh doanh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận.
Chính phủ mau chóng ban hành nghị định và
thông tư hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn nhằm tạo điều kiện cho nhân dân mau
chóng tiếp cận. Tránh để luật chỉ nằm trên giấy mà không đi vào cuộc sống.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa
cháy là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Kinh doanh dịch vụ PCCC bao gồm: tư vấn thiết
kế, thẩm định, giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt
hệ thống PCCC; tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC; sản xuất, lắp ráp phương tiện,
thiết bị PCCC; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC; kinh doanh phương tiện,
thiết bị, vật tư PCCC. Bên cạnh đó, Luật còn quy định thêm về điều kiện để được
kinh doanh dịch vụ PCCC bao gồm các điều kiện đối với chủ doanh nghiệp kinh
doanh và các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện…
Luật cũng bổ sung quy định về công tác phòng
cháy, chữa cháy đối với cơ sở hạt nhân, sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ… Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cũ nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực này, cũng như tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
Luật nghiêm cấm các hành vi: “Mang hàng và
chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người và không báo cháy khi
có điều kiện báo cháy, trì hoãn việc báo cháy”. Ngoài các nội dung trên, Luật
còn quy định một số nội dung khác cho phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính
và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình mới.
Như vậy, với quy định mới Luật này mở rộng
cho phép các cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành nghề dịch vụ phòng cháy chữa
cháy hi vọng các vụ cháy nổ sẽ giảm và hậu quả được khắc phục nhanh chóng.
Xin cảm ơn luật sư!
Nguồn: Báo ĐSPL