(DNVN) - Phiên xử thảm sát tại Bình Phước đã kết thúc vào chiều 17/12 nhưng dư âm của nó vẫn được nhắc đến. PV Doanh nghiệp Việt Nam đã phỏng vấn luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty luật quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp để đưa ra góc nhìn về vụ thảm án.
PV: Thưa
ông, ngày 17/12, TAND tỉnh Bình Phước đã xét xử lưu
động vụ thảm sát Bình Phước làm 6 người một nhà chết thảm. Trong
đó, 3 bị cáo gây ra vụ án mạng là Nguyễn Hải Dương
và Vũ Văn Tiến nhận mức án tử hình, bị cáo Trần Đình Thoại lãnh mức án 16 năm tù. Ông suy nghĩ thế nào về mức xử phạt này?
Luật sư Hồng Thái: Qua phiên xét xử lưu
động của TAND Bình Phước về vụ thảm sát làm
6 người tử vong, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bản án như trên là đúng người
đúng tội. Hai bị cáo lĩnh mức án tử hình theo
điều 93 Bộ luật Hình sự là chính xác. Những tình tiết theo điều luật là giết
nhiều người, cướp tài sản và tổng hợp hình phạt là tử hình là đúng luật. Luật
sư Hồng Thái cho rằng phiên xử vụ thảm sát tại Bình Phước đúng người đúng
tội.
Đối với bị cáo Trần Đình Thoại, nhận
mức án 16 năm tù giam vì bị cáo đóng vai trò là đồng phạm, đã mua dụng cụ gây
án hỗ trợ cho việc thực hiện tội phạm của Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến. Ngoài ra, Trần Đình Thoại dù biết hành vi
giết người của đồng phạm nhưng không tố giác tội phạm dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng.
PV: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, mức án tử hình đưa ra đối
với bị cáo Vũ Văn Tiến là nặng với bị cáo. Tiến có 5 điểm được xem xét để
giảm nhẹ hình phạt và thực tế Tiến không hề biết âm mưu giết người của Nguyễn
Hải Dương cho đến khi cùng Dương thực hiện hành vi phạm tội. Quan điểm của ông
về vấn đề này như thế nào?
Luật sư Hồng Thái: Đối với mức xử phạt tử hình đối với bị cáo Nguyễn Hải Dương
với vai trò là chủ mưu, một mình giết 6 người là không bàn cãi. Riêng bị cáo
Vũ Văn Tiến hiện hành vi sát hại nạn nhân với
vai trò hỗ trợ đắc lực cho Dương.
Mặc dù Tiến có nhiều tình tiết giảm
nhẹ theo điều 46 Bộ luật hình sự nhưng Tiến có nhiều tình tiết tăng nặng đó là
giết nhiều người, không thực hiện hành vi ngăn cản... so với tình tiết giảm nhẹ
thị tình tiết tăng nặng nhiều hơn. Vì vậy, tòa đã tuyên đúng người đúng tội.
PV: Mới đây, luật sư bào chữa cho Vũ Văn Tiến cho biết có thể
Tiến sẽ làm đơn kháng cáo để được xin giảm án. Nếu kháng cáo, cơ hội giảm án
của Tiến có cao không, thưa ông?
Nguyễn Hải
Dương ngã quỵ sau khi nghe tòa tuyên án tử.
Luật sư Hồng Thái: Đứng trên cương vị của Tòa án, tôi hoàn toàn đồng tình với
phán quyết của phiên tòa về mức xử phạt tử hình đối với Vũ Văn Tiến. Với những
gì Tiến gây ra, quyết định của Tòa không có gì sai.
Tuy nhiên, với tôi, cương vị là một
luật sư tôi cho rằng Tiến và Dương là hai bị cáo còn rất trẻ, họ thực hiện tội
ác rất bồng bột, nông nổi.
Động cơ của Dương là để trả thù, còn động cơ của Tiến là cướp tài sản. Có câu
“cứu một người phúc đẳng hà sa”, nên nếu có thể hãy cho Tiến cơ hội được sống,
làm lại cuộc đời. Dù vậy, với sự nghiêm minh của pháp luật, rất khó có thể
giảm nhẹ hình phạt cho Tiến.
PV: Ông phân tích thế nào về động cơ gây án cũng như lòng hận
thù ghê sợ của Nguyễn Hải Dương khi ra tay giết 6 người một cách dã man?
Luật sư Hồng Thái: Ở đây xét về khía cạnh tình cảm có 2 vấn đề. Thứ nhất, nếu
Dương đơn thuần yêu Linh và vì gia đình phản đối dẫn đến tình yêu đó đổ vỡ.
Điều này khiến Dương nảy sinh lòng thù hận thì dễ hiểu đó là cá tính bồng bột
của tuổi trẻ.
Tuy nhiên, ở khía cạnh thứ hai, từ
sự ngăn cản tình yêu này Dương đã tính toán kỹ lưỡng cho hành vi giết người
nhằm thỏa mãn sự thù tức cá nhân. Người bình thường, giết một con vật đã
thấy sợ hãi huống chi Dương đã ra tay giết 6 người không một chút thương xót.
Hành động giết người đến cùng này
không phải hành vi của con người mà có thể nói đó là hành vi của quỷ dữ. Giết
người sẽ thường cảm thấy ăn năn, hối hận nhưng Dương lại ra tay rất bình thản,
chứng tỏ hắn là kẻ máu lạnh, không có tâm hồn, trái tim.
PV: Ông có suy nghĩ gì trước những vụ thảm sát trong năm 2015,
các hung thủ đều ra tay giết người tàn nhẫn, man rợ?
Luật sư Hồng Thái: Năm 2015 là năm của nhiều vụ thảm sát. Trong những vụ án đó
hung thủ ra tay bình thản, lạnh lùng mà không hề phân vân. Kế hoạch giết
người có lúc là phút tự phát có khi lại là sự toan tính kỹ lưỡng. Nhưng có một
điểm chung đó là những kẻ giết người không ghê tay, muốn tước đoạt mạng sống
nạn nhân đến cùng.
Đây cũng là một sự cảnh báo cho sự suy thoái đạo đức, lối sống của những kẻ gây án. Một
lối sống quen hưởng thụ, sẵn sàng cướp tài sản, làm giàu bằng con đường phạm tội
mà không hề thấy tủi hổ, hối hận.
Trên hết, những gì mà kẻ phạm tội
vẫn không hề thoát khỏi lưới pháp luật. Vì vậy, cần xem xét lại toàn diện hệ
thống đạo đức xã hội đang đi xuống để hướng con người đến cuộc sống có niềm
tin, có ích.