Tại phiên tòa dân sự nhưng người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn, bị đơn không được quyền tranh luận. Luật sư bảo vệ cho đương sự cũng mới chỉ được đọc bản trình bày quan điểm thì Tòa án đã chuyển sang phần nghị án và tuyên án trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Luật sư “mất” quyền tranh luận?
Đó là vụ việc có thật và xảy ra ngay tại Tòa
án nhân dân TP Hồ Chí Minh trong phiên xử một vụ tranh chấp hợp đồng thuê nhà.
Phiên tòa diễn ra trong hai ngày. Ngày thứ
nhất sau khi các luật sư bảo vệ cho nguyên đơn và bị đơn trình bày quan điểm bảo
vệ của mình thì chủ tọa phiên tòa cho tạm dừng phiên
tòa để xét xử tiếp vào một buổi khác với lý do đã hết giờ.
Đến ngày xét xử thứ hai, cứ ngỡ các luật sư
sẽ tiếp tục được tranh luận, cùng với đó là sự tham gia tranh luận của đương sự
các bên theo đúng quy định, trình tự của Bộ luật tố tụng dân sự. Thế nhưng khi
bước vào phòng xử án chủ tọa phiên tòa sau khi các đương sự có xuất trình thêm
chứng cứ mới gì không thì đã ngay lập tức nhường lời cho đại diện viện kiểm sát
phát biểu, rồi vào phòng nghị án.
Cả luật sư của nguyên đơn, luật sư của phía
bị đơn, các đương sự có mặt ở phiên tòa đều cảm thấy ngỡ ngàng trước quyết định
có phần “khó hiểu” này của chủ tọa. Nhiều người tham dự phiên tòa cũng cảm thấy
hụt hẫng vì không được chứng kiến cảnh tranh luận, đối đáp lý lẽ giữa các bên.
Án đã duyệt nên khỏi cần tranh luận?
Bất ngờ trước việc tòa “xử nhanh” cắt phần tranh luận
tiếp của luật sư và đương sự, người đại diện theo ủy quyền đã đứng dậy hỏi thẳng
HĐXX về vấn đề này ngay trước khi HĐXX chuẩn bị tuyên án.
Thẩm phán Phan Gia Quý, người điều khiển phiên tòa cho
rằng: “Tranh luận thì bây giờ không có giải quyết vấn đề gì. Tòa hỏi có chứng cứ
mới không, có xuất trình gì khác không. Còn tranh luận hai luật sư đã tranh luận
rồi, tòa không có chủ trương tranh luận ngày hôm nay”.
Bên cạnh đó, đại diện ủy quyền của bị đơn cũng có đưa
ra ý kiến về việc nguyên đơn không có yêu cầu Tòa tuyên hợp đồng vô hiệu về
hình thức nhưng cấp Tòa sơ thẩm vẫn đưa vào xét xử. Tức là Toà ST đã giải quyết
vượt quá phạm vi Đơn Khởi kiện và khởi kiện bổ sung của nguyên đơn. Theo khoản
1 Điều 5 Bộ Luật TTDS : “Toà chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi Đơn khởi kiện,
đơn yêu cầu đó”.
Cũng theo luật sư Giang Văn Quyết, Đoàn luật sư TP Hà
Nội, người tham gia trực tiếp trong phiên tòa dân sự trên thì: “Tại phiên tòa
hôm đó, bản thân các luật sư mới chỉ trình bày quan điểm ban đầu đối với những
nội dung kháng cáo chứ chưa hề tranh luận về những mâu thuẫn giữa hai bên. Đáng
lẽ ra tòa nên để các luật sư tiếp tục đưa ra các căn cứ pháp lý, tranh luận sâu
hơn nữa để làm rõ những vấn đề chưa thực sự sáng tỏ. Rất tiếc tòa đã bỏ qua việc
này”.
“Cũng chính vì việc tòa “làm nhanh” phần tranh luận mà
bản thân tôi cũng cảm thấy mình chưa làm tròn vai, chưa hoàn thành nhiệm vụ và
trách nhiệm của luật sư với thân chủ của mình”.
Trao đổi với Thời báo Đông Nam Á liên quan đến các quy
định của pháp luật về quyền lợi của luật sư và đương sự trong việc tranh luận tại
Tòa, luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng, trưởng văn phòng luật sư Thái Hùng cho hay:
“Trong phiên tòa dân sự luật sư không bị hạn chế về thời gian và số lần tranh
luận. Còn về phía đương sự thì sau khi luật sư tranh luận, đương sự có quyền bổ
sung thêm ý kiến của mình hoặc tranh luận trực tiếp với đương sự đối kháng, Tòa
không có quyền cấm đương sự tranh luận”.
Cùng ý kiến với luật sư Thái Hùng, luật sư Nguyễn Hồng
Thái, Đoàn luật sư TP Hà Nội khẳng định: “Chủ tọa phiên tòa không có quyền
hạn chế thời gian tranh luận, không được phép cắt ý kiến tham gia tranh luận nếu
ý kiến đó liên quan đến nội dung vụ án hay nói cách khác là ý kiến đó có ý
nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Kết thúc phần
tranh luận, Chủ toạ phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện”.
Nguồn: Seatimes
Điều 233. Phát biểu khi tranh luận và đối đáp
Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm
của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào
tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên
toà cũng như kết quả việc hỏi tại phiên toà. Người tham gia tranh luận có quyền
đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian
tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý
kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.
|
Mẫu hợp đồng thuê nhà cơ bản
03:29 | 29/06/2021
Bạn đang định thuê nhà để kinh doanh?
Bạn chưa rõ nên làm hợp đồng như nào cho phù hợp, đúng pháp luật? Hãy liên hệ
Hilap để được tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhanh chóng, chính xác nhất.
|
Cho phép nhà chung cư được xây dựng diện tích tối thiểu 25m2
03:01 | 04/06/2021
|
Quy định về phòng chống dịch COVID-19 mới nhất, các mức xử phạt vi phạm hành chính
11:03 | 11/05/2021
|
Câu chuyện đốt pháo ngày Tết
05:37 | 09/02/2021
Bản tin pháp luật tuần
này, ngoài những tin chính về pháp luật, chúng ta bàn về tình trạng đốt pháo
ngày Tết, đang tiềm ẩn thảm họa khôn lường.
|
Cẩn trọng khi giao dịch vay tiền trực tuyến
10:33 | 06/12/2019
|
Quốc hội thông qua dự án Luật dân quân tự vệ sửa đổi
08:58 | 23/11/2019
|
Quốc hội thông qua Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
08:52 | 23/11/2019
|
Công bố 06 Nghị Quyết của UBTV Quốc hội
03:49 | 23/10/2019
|
Những đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Lao động 2012
03:39 | 23/10/2019
|
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
07:31 | 16/10/2019
|