Các trường hợp bắt buộc phải chuyển giao sáng chế được quy định như thế nào?
Sáng tạo chính là thành quả lao động của con người. Con người nhờ có sáng tạo mới có thể sinh sống và phát triển. Trong đó sáng chế có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại.Tuy nhiên, để có được thành quả sáng tạo đó, tác giả phải bỏ biết bao công sức, song nó có thể dễ dàng bị đánh cắp , bị sử dụng. Do đó, pháp luật đã có cơ chế bảo hộ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, để thúc đẩy, khuyến khích lao động sáng tạo. Mặc dù vậy, trên thực tế sự lạm dụng độc quyền đối với các đối tượng bảo hộ làm hạn chế cạnh tranh hoặc không đáp ứng được đòi hỏi, nhu cầu của xã hội.
Vậy nên, pháp luật đã quy định các trường hợp bắt buộc phải chuyển giao sáng chế gồm các trường hợp:
Thứ nhất, việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
Thứ hai, người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế, sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;
Thứ ba, người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;
Thứ tư, Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Trong những trường hợp trên quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế.
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao trên không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
Thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp thứ hai, thứ ba, thứ tư kể trên
Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình khi xảy ra trường hợp thứ nhất kể trên trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Đăng ký nhãn hiệu với tên kênh Youtube
01:19 | 10/09/2021
|
Những vấn đề cần lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
10:37 | 28/06/2021
Chào Hilap, tôi hiện đang có một nhãn
hiệu đã kinh doanh được 3 năm có một danh tiếng nhất định và đã đăng ký với Cục
Sở hữu trí tuệ. Đến nay tôi đã tích lũy được một số vốn nhất định, nên tôi muốn
chuyển hướng kinh doanh của mình sang một hình thức khác để có thể phát triển...
|
Những lưu ý trong hợp đồng chuyển giao công nghệ
04:28 | 19/05/2021
Hợp đồng
chuyển giao công nghệ là hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các cá nhân và
pháp nhân chuyển giao cho nhau các đối tượng Sở hữu công nghiệp như: phần
mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức,… Bài viết sau sẽ hỗ trợ để các
bên trong hợp đồng hiểu hơn về những lưu ý...
|
Kiểu dáng công nghiệp – Đối tượng sở hữu công nghiệp
12:36 | 15/05/2021
Khi
nhắc đến vấn đề sở hữu trí tuệ thì mọi người sẽ nghĩ đầu tiên là nhãn hiệu, sáng
chế và đăng ký bản quyền tác giả, nhưng đây chỉ là một số phần của sở hữu trí
tuệ. Bởi vì, theo pháp luật hiện hàng thì còn nhiều vấn đề khác thuộc sở hữu
trí tuệ mà các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh,...
|
Thủ tục cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc
11:22 | 22/06/2021
Thủ tục này sẽ xảy ra trong trường hợp việc liên hệ với các tác giả để
xin phép và trả thù lao tương đối khó khăn, đặc biệt nếu là trường hợp tổ chức,
cá nhân sử dụng nhiều tác phẩm trong một lần thì công việc này chiếm tương đối
nhiều thời gian và công sức. Do đó, các tổ chức, cá nhân...
|
Chỉ dẫn địa lý – Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý
12:16 | 22/06/2021
Bạn đang có công ty kinh doanh các sản
phẩm trong nước hoặc nước ngoài, thì để người tiêu dùng hiểu rõ về sản phẩm
cũng như theo đúng quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện nay bạn cần đăng ký chỉ
dẫn địa lý cho sản phẩm đó. Bài viết sẽ tập trung phân tích về chỉ dẫn địa lý
và thủ tục đăng ký...
|
TÁC PHẨM PHÁI SINH TRONG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
10:34 | 16/06/2021
Những tác phẩm mới sau đây được gọi là tác phẩm phái
sinh khi được sáng tạo dựa trên một hay nhiều tác phẩm gốc, có thể cùng hình thức
thể hiện hoặc không. Đây cũng là đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền
tác giả. Vậy, pháp luật quy định về tác phẩm phái sinh như thế nào? ...
|
XỬ LÝ VI PHẠM NHÃN HIỆU
03:45 | 15/06/2021
Xin chào Hilap, hiện công ty tôi đang có nhãn hiệu
và bên tôi đang quan tâm đến những vẫn đề pháp lý như: Nhãn hiệu như thế nào bị
coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam? Tỷ lệ vi phạm là bao nhiêu phần
trăm thì bị xử lý vi phạm ? Mong Hilap tư vấn giúp công ty tôi!
|
CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU VỀ VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
05:25 | 15/06/2021
Xin
chào Hilap, tên tôi là Đăng Tiến N, tôi xin được trình bày một việc như sau:
Công ty tôi sắp tới đã có ý định nhập khẩu một lô mỹ phẩm của Nhật Bản về để
phân phối lại và bán lẻ ra cho các đơn vị khác. Công ty tôi đã được nhà sản xuất
mỹ phẩm này đồng ý để công ty chúng tôi được...
|
Muốn đăng ký bản quyền tác giả cho bài hát làm thế nào?
11:23 | 25/05/2021
Tác phẩm âm
nhạc hay bài hát là loại hình tác phẩm rất nhạy cảm, dễ bị sao chép, sử dụng
trái pháp luật. Vậy nên đăng ký bản quyền cho bài hát (tác phẩm âm nhạc) là cách để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp các tác phẩm âm nhạc do tác giả, chủ sở hữu sáng tạo ra.
|