Nếu người mẹ cố ý chuẩn bị xăng để tước đoạt mạng sống của con mình thì đã phạm tội giết người
theo điều 93 BLHS - Luật sư Nguyễn Hồng Thái nhận định.
Theo thông tin ban đầu của vụ việc, vào chiều 24/8, bé Nguyễn Thị Kim Linh (12 tuổi, ngụ thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc
Bình, Bình Thuận) đi bán vé số về bị hụt hơn 300.000 đồng. Nghe đại lý vé số báo, bà Trương Thị Quy (33 tuổi) là mẹ
ruột của bé Linh tìm đánh con gái.
Trong cơn tức giận, người mẹ đã hắt xăng vào người Linh, châm lửa đốt con gái khi về đến nhà. Cô bé khóc, chạy lại ôm
mẹ khiến cả hai cùng cháy. Hàng xóm phát hiện dùng nước dập lửa, đưa hai mẹ con đi cấp cứu. Do bị bỏng nặng, bé Linh
được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị.
Hiện nay bà Quy đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Bình Thuận nhưng chỉ bị bỏng nhẹ, có thể xuất viện sớm.
Người mẹ tỏ ra hối hận nhưng không thừa nhận hắt xăng đốt con gái mà cho rằng chỉ muốn doạ, trong lúc mẹ con giằng
co bịch xăng thì xảy ra chuyện.
Chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Hồng Thái – Công ty luật Hồng Thái về vấn đề này.
Luật sư Nguyễn Hồng Thái cho rằng, về mặt trách nhiệm pháp lý, cần làm sáng tỏ yếu tố can xăng. Tại sao lại có can xăng
đó? Việc châm lửa đốt con của nghi can là cố tình, có sự chuẩn bị từ trước hay là có sẵn xăng và bật lửa trong nhà nên mang
ra đốt?
Trong trường hợp người mẹ cố ý chuẩn bị xăng để tước đoạt mạng sống của con mình thì người mẹ đã vi phạm khoản 1 điều
93 về tội giết người. Còn nếu hành động này chỉ bắt đầu từ lúc hai mẹ con giằng co thì người mẹ phạm tội cố ý gây thương
tích theo điều 104 BLHS.
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến
30%hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ
11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết
người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1
Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân.