Hotline: 0962.893.900
CÔNG TY LUẬT TNHH HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP (HILAP LAWFIRM)
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP – TẬN TÂM * CHUYÊN NGHIỆP * UY TÍN
HOTLINE: 0962.893.900 - 0912.762.891

Quyền sở hữu sáng chế

(Số lần đọc 818)


Tình huống: 

Em có một tình huống  Luật sư có thể giải đáp thắc mắc giúp em được không ạ?

A là kỹ sư, đăng ký sáng chế về bộ chế hòa khí giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe máy và đã được cấp bằng sáng chế tại Trung Quốc năm 2008. Công ty xe máy SUVINA của Việt Nam đã ký hợp đồng mua lại sáng chế này.

a)      Tại Trung Quốc, ông A có còn quyền sở hữu sáng chế không? Tại sao?

b)      Tại Việt Nam, Công ty SUVINA có phải là chủ sở hữu độc quyền sáng chế này không? Tại sao?

c)     Công ty SUVINA có quyền chuyển nhượng sáng chế cho chủ thể khác ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài không? Tại sao?

Trả lời:

Cảm ơn tình huống mà bạn đã đưa ra, Luật Hồng Thái xin được tư vấn như sau:

a) Tại Trung Quốc, ông A không còn là sở hữu sáng chế, bởi: Bằng độc quyền sáng chế là độc quyền được cấp để bảo hộ tài sản trí tuệ dưới dạng sáng chế. Bằng độc quyền sáng chế mang lại cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ độc quyền  ngăn cấm người khác khai thác sáng chế vì mục đích thương mại trong một thời gian nhất định để đổi lại việc họ phải bộc lộ sáng chế cho công chúng,

Trong tình huống trên, ông A đã đăng ký sáng chế và bộ chế hòa khí giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe máy và đã được cấp bằng sáng chế tại Trung Quốc năm 2009. Như vậy, theo quy định của Hiệp định TRIPS về quyền sở hữu trí tuệ thì ông A có quyền sở hữu sáng chế của mình tại Trung Quốc khi ông A đã được cấp bằng sáng chế tại Trung Quốc vào năm 2008. Thời hạn bảo hộ không được kết thúc trước khi hết 20 năm tính từ ngày ông A nộp đơn. Kể từ thời điểm này, sáng chế và bộ chế hòa khí là tài sản trí tuệ của ông A được bảo hộ và ông A xác lập quyền độc quyền khai thác sáng chế đối với sáng chế của mình.

Tuy nhiên, sau đó ông A và công ty SUVINA đã ký một hợp đồng mua bán sáng chế này. Điều đó có nghĩa ông A đã bán sáng chế cho công ty SUVINA, đồng nghĩa với việc ông A chuyển nhượng toàn bộ quyền của mình đối với sáng chế cho công ty SUVINA, vì vậy công ty SUVINA trở thành chủ sở hữu đối với sáng chế đó. Dù công ty SUVINA là công ty của Việt Nam và bằng sáng chế của ông A được cấp tại Trung Quốc nhưng sau khi chuyển nhượng, công ty SUVINA đã trở thành chủ sở hữu của sáng chế nên đương nhiên ở Trung Quốc công ty SUVINA là chủ sở hữu của sáng chế chứ không phải ông A.

nhãnh hiệu.jpg

 Tư vấn pháp luật miễn phí 19006248

b) Tại Việt Nam, Công ty SUVINA chưa phải là chủ sở hữu độc quyền sáng chế này, bởi: Theo khoản 1 Điều 16 NĐ 103/2006/NĐ-CP thì: "Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác định theo phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ." Theo đó, đối với sáng chế về bộ chế hòa khí giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe máy của mình, ông A chỉ đăng ký sáng chế tại Trung Quốc. Khi công ty SUVINA mua lại sáng chế này và trở thành chủ sở hữu sáng chế thì bằng sáng chế cũng vẫn chỉ có hiệu lực tại Trung Quốc mà không có hiệu lực tại Việt Nam.

Việc cty SUVINA mua lại sáng chế của ông A không thể hiện việc công ty này là chủ sở hữu độc quyền sáng chế bởi sáng chế này chỉ có giá trị bảo hộ ở Trung Quốc. Và nếu trong lãnh thổ Việt Nam, xuất hiện một chủ thể khác bắt chước làm bộ chế hoà khí giống như vậy và họ đăng ký ở Việt Nam trước công ty SUVINA thì chủ thể đó vẫn có thể trờ thành người được bảo hộ sáng chế độc quyền tại Việt Nam.


c) Công ty SUVINA có quyền chuyển nhượng sáng chế cho chủ thể khác ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài, bởi: Theo khoản 1 Điều 123 Luật SHTT 2005 thì "Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:

a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;

b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều125 của Luật này;

c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này."

Như vậy, chủ sở hữu sáng chế có quyền định đoạt sáng chế, bao gồm các hành vi chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế, chuyển quyền sử dụng sáng chế. Luật SHTT còn có quy định về các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế tại Mục 3 (Điều 145, Điều 146, Điều 147) Luật SHTT 2005 nhằm cân bằng lợi ích của xã hội, vì những mục đích công cộng hay đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh.

Như đã phân tích ở trên, sau khi mua lại sáng chế của ông A, công ty SUVINA trở thành chủ sở hữu của sáng chế trên. Vì vậy công ty hoàn toàn có quyền chuyển nhượng sáng chế cho bất kỳ chủ thể nào (trong thời hạn bảo hộ của sáng chế), không phân biệt là ở Việt Nam hay nước ngoài. Và khi công ty chuyển nhượng sáng chế cho bất kỳ chủ thể nào khác trong thời gian bảo hộ, đều phải đăng ký với cơ quan quản lý để hợp đồng có hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Luật SHTT 2005.

 

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý khách vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248  hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com để được Tư vấn pháp luật miễn phí
Trụ sở chính: 
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)

Có thể bạn quan tâm:

 

 

 

 

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn
Có thể bạn quan tâm?
Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
03:39 | 05/07/2024
Trong thế giới hiện đại, nơi tri thức và sáng tạo đóng vai trò then chốt cho sự phát triển, đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) nổi lên như một lá chắn bảo vệ vô giá cho những ý tưởng đột phá và thành quả lao động trí tuệ. Hãy tưởng tượng bạn đã dành cả tâm huyết, mồ hôi và nước mắt để...
Thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
01:24 | 04/11/2023
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu như thế nào? Điều kiện để tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ quyền tác giả? Thủ tục bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng gồm những giấy tờ nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Biểu diễn tác phẩm không nhằm mục đích thương mại có phải xin phép chủ sở hữu không?
04:46 | 21/09/2023
Tác phẩm được hiểu như thế nào? Biểu diễn tác phẩm âm nhạc không nhằm mục đích thương mại có cần phải xin phép không? Người biểu diễn có được sao chép bản ghi hình buổi biểu diễn của mình không?Trường hợp biểu diễn tác phẩm phải xin phép mà không xin phép thì xử phạt như thế nào? Chi tiết nội...
[Cập nhật] Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
05:48 | 16/08/2023
Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là bao lâu?
05:54 | 18/09/2023
Nhãn hiệu được hiểu như thế nào? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ? Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu? Khi nhãn hiệu hết thời hạn bảo hộ, có thể gia hạn trong bao lâu? GCN đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực của khi nào? Chi tiết nội dung xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
[Cập nhật]Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền tác giả
05:52 | 16/08/2023
Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp đổi khi nào? Trường hợp nào sẽ không được cấp đổi? Chi tiết thông tin xin mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu từ ngày 23/08/2023
05:30 | 25/08/2023
Đã có nghị định mới thay thế Nghị định 103/2006/NĐ-CP, theo đó, mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu cũng sẽ thay đổi.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
10:35 | 29/05/2023
Quyền tác giả là một loại tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải lập thành văn bản?
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
11:24 | 24/02/2023
Đối với hàng nhập khẩu từ một nước không phải là nước sản xuất thì cách ghi tên hàng hóa phải thực hiện như thế nào theo quy định hiện hành?
Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
06:05 | 16/09/2022
Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nếu chủ sở...
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trụ sở chính: 38-LK9, Tổng Cục 5, Tân Triều, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: Số 26 Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
PNV – Địa chỉ: VP6 Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Email: luathongthai38@gmail.com/phongdoanhnghiep.hilap@gmail.com
Hotline: 0962.893.900 / 0912.762.891
Đơn vị liên kết:
- Viện Kinh tế Công nghệ Việt nam
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuất Nhập khẩu HILAP
Tin nhiều người đọc
ThS. LS Nguyễn Thị Hồng Liên - Nữ luật sư tài ba, nhiệt huyết
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định hiện hành
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định pháp luật hiện hành
Chuyển nhượng cổ phần lỗ có phải nộp thuế TNCN hay không?
NGHỊ ĐỊNH 70/2023/NĐ-CP THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Kinh doanh quán nhậu có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Hướng dẫn doanh nghiệp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP
Mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh hay không?

Thống kê truy cập
Đang online : 698   Đã truy cập : 3,619,784
Điều kiện sử dụng thông tin | Bảo mật khách hàng
Copyright © HONG THAI INTERNATIONAL LAWFIRM AND PARTNERS 2014 - 2016. All rights reserved
Design and support by THANHNAM SOFTWARE