Hotline: 0962.893.900
CÔNG TY LUẬT TNHH HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP (HILAP LAWFIRM)
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP – TẬN TÂM * CHUYÊN NGHIỆP * UY TÍN
HOTLINE: 0962.893.900 - 0912.762.891

Một số câu hỏi thường gặp về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

(Số lần đọc 156)
Câu 1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn để mua đúng hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh mà họ muốn.

Câu 2. Nhãn hiệu có những chức năng gì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Chức năng chính của nhãn hiệu là để  phân biệt các nhà sản xuất, kinh doanh và chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, nhãn hiệu còn có một số chức năng phụ mà các doanh nghiệp cần quan tâm khai thác như chức năng chỉ dẫn chất lượng, chức năng quảng cáo và chức năng hỗ trợ kiểm soát và tổ chức thị trường.

Câu 3. Thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng?

Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi nó được sử dụng liên tục cho hàng hóa, dịch vụ có uy tín và do vậy được biết đến một cách rộng rãi. Theo Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (mà Việt Nam là một thành viên), nhãn hiệu nổi tiếng nghiễm nhiên được hưởng chế độ bảo hộ đặc biệt tại tất cả các nước thành viên mà không cần qua bất kỳ thủ tục đăng ký nào.
 
Ở Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ xem xét và công công nhận trên cơ sở các chứng cứ pháp lý và thực tế sử dụng của nhãn đó đủ tiêu chuẩn để được công nhận là nổi tiếng.

 Câu 4. Thế nào là nhãn hiệu ba chiều?

Nhãn hiệu ba chiều là hình dáng bề ngoài của sản phẩm được thể hiện dưới dạng không gian ba chiều. Trên thế giới, nhãn hiệu ba chiều được bảo hộ và sử dụng khá phổ biến. Việt nam hiện nay chưa có văn bản cụ thể nào qui định về việc bảo hộ nhãn hiệu ba chiều. Tuy nhiên, trên thực tế, Cục Sở hữu Trí tuệ vẫn chấp nhận đăng ký nhãn hiệu ba chiều. Các tiêu chuẩn và quy trình xét nghiệm nhãn hiệu ba chiều cũng giống như đối với các nhãn hiệu bình thường khác.

 Câu 5. Có những loại nhãn hiệu nào được pháp luật bảo hộ?

Ngoài các nhãn hiệu cho phép xác định nguồn gốc sản xuất hoặc nguồn gốc thương mại của hàng hóa/dịch vụ, được gọi chung là nhãn hiệu, pháp luật còn bảo hộ Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu liên kết.


Câu 6. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.


Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ, ISO 9000 là một nhãn hiệu chứng nhận được công nhận rộng rãi trên thế giới.


Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

 Câu 7. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu là gì?

Phụ thuộc vào ý đồ kinh doanh, phát triển thương hiệu, duy trì tuyền thống…và luật nhãn hiệu của từng quốc gia, chủ nhãn hiệu có thể quyết định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu trên các khía cạnh: (i) Ở đâu (trong nước hoặc những nước nào), (ii) cho loại hàng hoá, dịch vụ gì, và (iii) trong bao lâu (thời hạn bảo hộ).


Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải xác định rõ đang và sẽ sử dụng nhãn hiệu đó cho những loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào. Thỏa ước Nice về phân loại hàng hóa, dịch vụ liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu (mà Việt Nam đang áp dụng) đã phân các hàng hóa thành 34 nhóm và các dịch vụ thành 11 nhóm.


Một nhãn hiệu đăng ký cho nhiều nhóm hàng hoá dịch vụ thì lệ phí đăng ký sẽ cao hơn so với một nhóm.

 

Câu 8. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp.

 Câu 9. Nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có quyền nộp đơn trực tiếp vào Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.


Tuy nhiên,  vì đây là một công việc đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, bạn nên được tư vấn trước để đảm bảo tiến hành thủ tục một cách tốt nhất.

 Câu 10. Nhãn hiệu có thể được sửa đổi sau khi đăng ký không?

Nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ không thể được sửa đổi sau khi đăng ký, trừ trường hợp sửa đổi để giới hạn danh mục hàng hóa,dịch vụ.
nhãn hiệu.jpg

 Câu 11. Nếu không được sử dụng, nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị hủy bỏ không?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy hiệu lực nếu chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu  không sử dụng nhãn hiệu trong 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu đình chỉ hiệu lực, mà không có lí do chính đáng.  Trong trường hợp này, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị đình chỉ kể từ ngày đầu tiên sau thời hạn 5 năm nói trên.

 Câu 12. Có thể ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu đang trong giai đoạn thẩm định không?

Không. Ở Việt Nam, quyền đối với nhãn hiệu chỉ phát sinh trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Vì vậy, khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, khó có khả năng ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hay hoàn toàn giống với nhãn hiệu đang được thẩm định.

 Câu 13. Có thể sửa đổi nhãn hiệu đang trong giai đoạn thẩm định không?

Có. Người nộp đơn có thể sửa đổi nhãn hiệu và/hoặc các sản phẩm/dịch vụ đăng ký trong giai đoạn thẩm định với điều kiện là việc sửa đổi đó không làm thay đổi bản chất của nhãn hiệu so với khi nộp và/hoặc không mở rộng phạm vi bảo hộ của các sản phẩm/dịch vụ xin đăng ký.

 Câu 14. Thông thường thủ tục đăng ký nhãn hiệu kéo dài bao lâu?

Nếu không gặp trở ngại (ví dụ, bị bên thứ ba phản đối...), giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp trong khoảng thời gian từ 12 đến 15  tháng kể từ khi nộp đơn, và trải qua các giai đoạn, gồm (i) thẩm định đơn về hình thức xem có đúng các quy định hay không (1 tháng kể từ ngày nộp đơn), (ii) công bố đơn (2 tháng, kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ, (iii)  thẩm định đơn về  nội dung và cấp văn bằng (9 tháng, kể từ ngày công bố đơn).

Câu 15. Tại sao nên tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?

Mặc dù không bắt buộc, bạn nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký sử dụng nhãn hiệu trước khi nộp đơn xin bảo hộ. Lý do rất đơn giản, khi bạn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho Cơ quan có thẩm quyền ( Ở Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ, và ở nước khác là một cơ quan tương tự nào đó) cơ quan đó sẽ có một thời gian từ 12-18 tháng để thẩm định, rồi trên kết quả thẩm định sẽ quyết định công nhận hay từ chối bảo hộ (vì nhiều lý do, có thể  do nhãn hiệu của bạn không có khả năng phân biệt, trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu có trước..). Nếu bị từ chối, bạn không những mất chi phí đăng ký mà còn tiêu tốn thời gian một cách vô ích.

 Câu 16. Khi tạo nhãn hiệu mới, cần chú ý những điều gì?

Có nhiều điều cần lưu ý, nhưng quan trọng nhất là:

- Thứ nhất, nhãn hiệu đó không được trùng, giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ. Cần lưu ý rằng hiện đang có hàng chục ngàn nhãn hiệu đang được bảo hộ ở Việt Nam, và ở trên thế giới là hàng triệu. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia, luật sư trong lĩnh vực nhãn hiệu trước khi bạn có ý định thiết kế và đăng ký một nhãn hiệu mới;

- Thứ hai, nhãn hiệu phải dễ nhớ, hấp dẫn, gây sự chú ý để dễ in sâu vào tiềm thức người tiêu dùng, phục vụ cho công việc kinh doanh và quảng bá sản phẩm; 

- Thứ ba, nhãn hiệu cần có tính phân biệt mạnh, để không gây tranh cãi, nhấm lẫn, hoặc hiểu nhầm về nguồn gốc và bản chất sản phẩm/dịch vụ.

 Câu 17. Dấu hiệu như thế nào thì có thể được bảo hộ là nhãn hiệu?

Để được bảo hộ là nhãn hiệu, dấu hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Hay nói cách khác, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ.

Câu 18.  Khi nào một dấu hiệu (để xin bảo hộ là nhãn hiệu) bị coi là không có khả năng phân biệt?

Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam và của nhiều quốc gia khác đều có các quy định cụ thể dấu hiệu nào bị coi là  không có khả năng phân biệt. Nói chung, đó là các hình và hình hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ; chữ nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng… Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể được bảo hộ nếu chúng được sử dụng và được biết đến một cách rộng rãi… Các luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực nhãn hiệu có thể giúp làm rõ vấn đề này khi bạn muốn đăng ký mnột nhãn hiệu.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 1900.6248 để được tư vấn
Trân trọng!
(Klinh)

Bài viết liên quan: 











Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn
Có thể bạn quan tâm?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
10:35 | 29/05/2023
Quyền tác giả là một loại tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải lập thành văn bản?
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
11:24 | 24/02/2023
Đối với hàng nhập khẩu từ một nước không phải là nước sản xuất thì cách ghi tên hàng hóa phải thực hiện như thế nào theo quy định hiện hành?
Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
06:05 | 16/09/2022
Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Vậy nếu chủ sở...
Cấp/cấp lại văn bằng bảo hộ/ phó bản văn bằng bảo hộ
06:30 | 05/09/2022
Đối với người sở hữu quyền sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ (phó bản văn bằng bảo hộ) rất quan trọng, nó như một minh chứng chứng minh cho các hoạt động sáng tạo, công sức và trí tuệ của họ. Vậy khi VBBH/phó bản VBBH bị mất, bị rách, hư hỏng thì quy trình xin cấp lại VBBH/phó bản VBBH như...
Xử lý ý kiến của người thứ ba trước khi cấp văn bằng bảo hộ
10:31 | 05/09/2022
Ngày nay, với trình độ phát triển nhanh chóng của thị trường, doanh nghiệp nào không tự đổi mới, thích nghi sẽ bị đào thải. Có những doanh nghiệp tự mình đi lên, nhưng cũng có những doanh nghiệp lại đi lối tắt, vì lợi ích trước mắt mà vi phạm pháp luật. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp các...
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
10:50 | 31/08/2022
Ngày nay, với trình độc khoa học công nghệ phát triển, con người không ngừng sáng tạo ra những sáng chế sáng tạo giúp ích cho bản thân và xã hội. Tuy nhiên, có những cá nhân, tổ chức lại có hành vi xâm phạm đối với các sáng chế cũng như tác giả và chủ sở hữu của nó. Vậy làm như thế nào để tác...
Quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo doanh nghiệp
05:41 | 15/08/2022
Trong thời đại các nước mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn đến việc xây dựng nên thương hiệu cho các sản phẩm dịch của mình, và quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một tài sản rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Mỗi một doanh...
Một số đáng chú ý của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
09:49 | 29/07/2022
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 sẽ đem đến các thay đổi lớn, thậm chí là đột phá, cho một môi trường đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng ở Việt Nam - nơi mà tài sản trí tuệ đem lại phải được bảo vệ và trân quý hơn . Luật sở hữu...
Đăng ký nhãn hiệu với tên kênh Youtube
01:19 | 10/09/2021
Những vấn đề cần lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
10:37 | 28/06/2021
Chào Hilap, tôi hiện đang có một nhãn hiệu đã kinh doanh được 3 năm có một danh tiếng nhất định và đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Đến nay tôi đã tích lũy được một số vốn nhất định, nên tôi muốn chuyển hướng kinh doanh của mình sang một hình thức khác để có thể phát triển...
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trụ sở chính: 38-LK9, Tổng Cục 5, Tân Triều, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: Số 26 Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
PNV – Địa chỉ: VP6 Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Email: luathongthai38@gmail.com/phongdoanhnghiep.hilap@gmail.com
Hotline: 0962.893.900 / 0912.762.891
Đơn vị liên kết:
- Viện Kinh tế Công nghệ Việt nam
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuất Nhập khẩu HILAP
Tin nhiều người đọc
ThS. LS Nguyễn Thị Hồng Liên - Nữ luật sư tài ba, nhiệt huyết
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định hiện hành
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
[Luật Hồng Thái] Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2021
Những lưu ý khi sử dụng lao động nước ngoài mới nhất
Giá tính lệ phí trước bạ theo quy định mới nhát áp dụng từ 01/3/2022
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc lập thành văn bản?
Nghị định số 10/2022/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ (có hiệu lực từ ngày 01/3/2022)
Thay đổi trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam - thủ tục 2021
Những chính sách mới về quyền của người lao động theo Bộ luật lao động 2019

Thống kê truy cập
Đang online : 199   Đã truy cập : 2,626,591
Điều kiện sử dụng thông tin | Bảo mật khách hàng
Copyright © HONG THAI INTERNATIONAL LAWFIRM AND PARTNERS 2014 - 2016. All rights reserved
Design and support by THANHNAM SOFTWARE